viết thuê luận văn 99
DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN UY TÍN NHẤT
HOTLINE: 0989-546-803
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tiền lương là gì? Chức năng, vai trò và ý nghĩa của tiền lương

Tiền lương là sự biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp chi trả cho người lao động tương ứng với thời gian, chất lượng và kết quả lao động tương ứng mà họ bỏ ra. Đây cũng là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động để đảm bảo cuộc sống. Trong doanh nghiệp, việc xây dựng bảng lương một cách hợp lý là điều vô cùng quan trọng. Trong bài viết ngày hôm nay, Luận Văn 99 sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ khái niệm về tiền lương là gì? Bản chất, chức năng và vai trò của tiền lương.

Tiền lương là gì?

Khái niệm về tiền lương

Theo C. Mác, lao động của con người là một trong 3 yếu tố quan trọng tạo nên quá trình sản xuất. Lao động giữ vai trò quan trọng trong việc tái tạo cũng như tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Vì vậy ông cho rằng: tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động.

Theo quan điểm của kinh tế học hiện đại: Tiền lương là giá cả của sức lao động, được xác định bằng quan hệ cung cầu trên thị trường lao động.

Trong nền kinh tế thị trường, quan niệm về tiền lương là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động phải chi trả cho người lao động để hoàn thành công việc.

Từ các khái niệm trên, có thể khái quát rằng: Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp cần trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc và chất lượng lao động mà người lao động cống hiến cho doanh nghiệp.

tien_luong_la_gi_luanvan99
Tiền lương là gì?

Ngoài khái niệm tiền lương mang tính tổng quát trên, chúng ta còn có một số khái niệm khác như sau:

  • Tiền lương danh nghĩa: Là lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động chi trả cho người lao động dựa theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên trong việc thuê lao động.
  • Tiền lương tối thiểu: Đây là ngưỡng tiền lương để từ đó xây dựng các mức lương khác tạo nên hệ thống tiền lương của một ngành nào đó hoặc hệ thống tiền lương chung thống nhất trên cả nước, là căn cứ để hoạch định chính sách tiền lương. Ví dụ, mức tiền lương tối thiểu từ ngày 1/7/2013 là 1.150.000 đồng.
  • Tiền lương cơ bản: Hay còn gọi là lương cứng, được tính dựa trên mức lương tối thiểu nhân với hệ số lương trong thang hệ số của nhà nước.
  • Tiền lương thực tế: Là tổng tiền lương cơ bản, khoản tăng lương và phụ cấp.

Bản chất của tiền lương trong doanh nghiệp

Về bản chất, tiền lương trong cơ chế thị trường gồm 3 trụ cột:

  • Tiền lương là giá cả sức lao động được biểu hiện bằng tiền của giá trị lao động mà người sử dụng lao động chi trả cho người lao động.
  • Tiền lương phụ thuộc vào quan hệ cung – cầu trên thị trường lao động nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu đủ sống do pháp luật quy định.
  • Tiền lương được xác định thông qua sự thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ lao động, là khoản phải trả cho người lao động về công sức lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Bài viết liên quan:

Đề tài luận văn thạc sĩ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Chức năng của tiền lương là gì?

Chức năng tái sản sản xuất sức lao động

Cùng với quá trình tái sản xuất của cải vật chất, sức lao động cần được tái tạo, với các hình thái kinh tế xã hội khác nhau sẽ có sự tái sản xuất sức lao động khác nhau. Quá trình này thể hiện rõ ở sự tiến bộ của xã hội và sự tác động của khoa học- công nghệ. Quy trình tái sản xuất sức lao động được thể hiện qua việc trả công cho người lao động bằng tiền lương. Như vậy, bản chất của tái sản xuất sức lao động là nhằm đảo bảo cho người lao động có một số tiền lương nhất định dùng cho sinh hoạt để họ có thể duy trì và phát triển sức lao động của mình, sản xuất ra sức lao động mới, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ để hoàn thành kỹ năng lao động và tăng cường chất lượng lao động.

Là thước đo giá trị

Khi tiền lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động tương ứng với giá trị sức lao động mà họ bỏ ra trong quá trình thực hiện công việc ta có thể xác định được hao phí lao động của toàn thể cộng đồng thông qua tổng quỹ lương cho toàn thể người lao động. Điều này cũng có nghĩa là công tác thống kê sẽ giúp cho nhà nước có thể hoạch định các chính sách điều chỉnh mức lương tối thiểu nhằm đảm bảo hợp lý thực tế phù hợp với chính sách của nhà nước.

Kích thích lao động

Trong quá trình lao động, lợi ích về kinh tế của người lao động là động lực sản xuất. Khi người lao động được trả công xứng đáng thì họ sẽ làm việc tích cực, không ngừng hoàn thiện mình. Ngược lại, nếu người lao động không được trả công xứng đáng sẽ có những biểu hiện tiêu cực không thuận lợi cho doanh nghiệp, thậm chí sẽ xảy ra đình công gây xáo trộn về chính trị, bất ổn xã hội. Việc tổ chức tiền lương và tiền công sẽ thúc đẩy, khuyến khích người lao động nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động để đảm bảo công bằng trên cơ sở thực hiện tiền lương.

chuc_nang_cua_tien_luong_la_gi_luanvan99
Chức năng của tiền lương là gì?

Chức năng điều tiết lao động

Trong việc thực hiện kế hoạch cân đối giữa các ngành, nghề ở các khu vực trên toàn quốc, nhà nước thường thông qua hệ thống thang bảng lương, các chế độ phụ cấp cho từng ngành nghề, khu vực để làm công cụ điều tiết lao động. Nhờ vậy, tiền lương cũng góp phần tạo ra một cơ cấu hợp lý để phát triển xã hội.

Chức năng tích lũy

Đảm bảo tiền lương cho người lao động không chỉ giúp họ duy trì được cuộc sống hằng ngày mà còn dự phòng cho cuộc sống lâu dài khi họ hết khả năng lao động hoặc gặp bất trắc.

Công cụ quản lý Nhà nước

Nhà nước ban hành Luật lao động để bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động để từ đó tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hòa và ổn định nhằm góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động nhằm đạt mục tiêu của doanh nghiệp về năng suất, chất lượng lao động, tiến bộ xã hội,…

Vai trò và ý nghĩa của tiền lương 

Vai trò của tiền lương là gì?

Vai trò quan trọng nhất của tiền lương là làm thỏa mãn nhu cầu của người lao động bởi người lao động đi làm cốt là để nhận được một khoản thù lao để tạo ra thu nhập và sử dụng nó để trang trải cuộc sống. Đồng thời, đối với doanh nghiệp tiền lương là khoản chi phí mà doanh nghiệp cần phải chi trả cho người lao động vì họ đã góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

Tiền lương được coi như là cầu nối giữa người lao động với doanh nghiệp, người sử dụng lao động. Trong công việc trả lương cho người lao động, người sử dụng lao động, doanh nghiệp cần tính toán một cách hợp lý để đôi bên đều có lợi. Bởi nếu như tiền lương trả cho người lao động không hợp lý sẽ làm cho họ không có động lực làm việc, không đảm bảo được kỷ luật lao động, ngày công cũng như chất lượng lao động. Điều này dẫn đến doanh nghiệp không đạt được mức tiết kiệm chi phí lao động cũng như lợi nhuận cần có để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Như vậy cả doanh nghiệp và người lao động đều không có lợi.

vai_tro_cua_tien_luong_la_gi_luanvan99
Vai trò của tiền lương là gì?

Ý nghĩa của tiền lương là gì?

Đối với người lao động, tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu để họ đảm bảo cho cuộc sống. Bên cạnh tiền lương, một số khoản thu nhập khác mà người lao động được nhận bao có thể kể đến như: Trợ cấp BHXH, tiền tăng ca, tiền thưởng KPI… 

Trong doanh nghiệp, chi phí tiền lương là một bộ phận quan trọng hình thành nên giá thành sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Việc tổ chức sử dụng lao động hợp lý, thanh toán tiền lương và các khoản liên quan đúng hạn cho người lao động là một động lực quan trọng để người lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động, hăng say làm việc từ đó nâng cao năng suất lao động, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Các nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương là gì?

Nhân tố thuộc về thị trường lao động: Quan hệ cung-cầu lao động

Khi cung về lao động lớn hơn nhu cầu về lao động thì tiền lương có xu hướng giảm và ngược lại, khi cung về lao động nhỏ hơn cầu về lao động thì tiền lương có xu hướng tăng và khi cung về lao động bằng cầu về lao động thì thị trường lao động đạt được trạng thái cân bằng. Tiền lương lúc này là tiền lương cân bằng, bị phá vỡ khi các nhân tố ảnh hưởng tới cung cầu lao động thay đổi như giá cả, năng suất lao động,…Nếu chi phí sinh hoạt tăng lên thì tiền lương thực tế giảm, buộc các doanh nghiệp phải tăng tiền lương danh nghĩa cho người lao động để đảm bảo cuộc sống ổn định cho họ.

Nhân tố liên quan đến môi trường doanh nghiệp

Các chính sách về lương, phụ cấp, giá thành được doanh nghiệp áp dụng một cách triệt để sẽ thúc đẩy lao động nâng cao năng suất, chất lượng, trực tiếp tăng thu nhập cho bản thân,

Khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng tác động mạnh tới mức tiền lương, với những doanh nghiệp có khối lượng vốn lớn thì khả năng chi tiền lương cho người lao động sẽ thuận tiện. Ngược lại, nếu khả năng tài chính hạn hẹp thì tiền lương của người lao động sẽ bấp bênh. Ngoài ra, cơ cấu tổ chức hợp lý hay không cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tiền lương.

Nhóm nhân tố liên quan đến bản thân người lao động

Trình độ người lao động: Những người lao động có trình độ cao sẽ có thu nhập cao hơn so với lao động có trình độ thấp.

Thâm niên công tác và kinh nghiệm làm việc thì mức thu nhập của họ cũng ngày càng tăng lên.

Ngoài ra, mức độ hoàn thành công việc nhanh hay chậm, đảm bảo chất lượng hay không cũng ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động.

Nhóm nhân tố về giá trị công việc

Mức độ hấp dẫn công việc: Các công việc có mức hấp dẫn cao, thu hút được nhiều lao động thì doanh nghiệp sẽ không bị sức ép tăng lượng. Ngược lại, nếu công việc thấp kém khó thu hút lao động thì doanh nghiệp phải có biện pháp đưa ra mức lương cao hơn.

Mức độ phức tạp của công việc: Các công việc có độ phức tạp càng cao thì mức tiền lương càng cao. Mức độ phức tạp của công việc là những khó khăn về trình độ kỹ thuật, điều kiện làm việc, mức độ nguy hiểm nên tiền lương sẽ cao hơn các công việc khác.

cac_nhan_to_anh_huong_den_tien_luong_luanvan99
Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương là gì?

Các nhân tố khác

Sự phân biệt đối xử về màu da, giới tính, độ tuổi, dân tộc, vùng miền cũng tác động đến yếu tố tiền lương mặc dù không phản ánh được mức lao động thực tế mà người lao động đã bỏ ra, không đảm bảo nguyên tắc trả lương nhưng vẫn còn tồn tại.

Sự khác nhau về mức độ cạnh tranh trên thị trường cũng tác động đến tiền lương của người lao động.

Các nguyên tắc cơ bản trong tiền lương

Nguyên tắc 1: Trả lương ngang nhau cho mức hao phí lao động như nhau

Theo đó, những người lao động khác nhau về độ tuổi, giới tính, trình độ,…nhưng mức hao phí lao động ngang nhau thì được trả lương như nhau. Nguyên tắc này giúp đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trong trả lương và khuyến khích người lao động.

Nguyên tắc 2: Đảm bảo năng suất lao động cần tăng nhanh hơn tiền lương bình quân

Năng suất lao động không ngừng tăng lên nên tiền lương của người lao động cũng không ngừng tăng lên. Một doanh nghiệp chỉ thực sự kinh doanh hiệu quả khi chi phí nói chung cho 1 đơn vị sản phẩm giảm và năng suất lao động tăng phải lớn hơn mức tăng chi phí do tăng tiền lương bình quân.

Nguyên tắc 3: Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa người lao động làm các ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế

Nguyên tắc này rất cần thiết, nhằm đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trong trả lương cho người lao động.

Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp

Hình thức trả lương theo thời gian

Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương căn cứ vào thời gian lao động, hệ số cấp bậc và mức lương tối thiểu để tính lương cho người lao động. Đây là hình thức trả lương chủ yếu được áp dụng đối với các cán bộ công nhân viên chức, quản lý ý tế, giáo dục, sản xuất trên dây chuyền tự động… 

  • Trả lương theo thời gian đơn giản: Theo hình thức này, người lao động sẽ nhận được một khoản tiền lương căn cứ vào bậc lương và thời gian lao động thực tế và không xét đến kết quả lao động cũng như thái độ làm việc. Trong hình thức tiền lương theo thời gian đơn giản, được chia thành tiền lương tháng, ngày, giờ
  • Trả lương theo thời gian có thưởng: Về mặt bản chất, trả lương theo thời gian có thưởng là sự kết hợp giữa hình thức trả lương theo thời gian đơn giản với tiền thưởng khi người lao động vượt mức những chỉ tiêu số lượng và chất lượng theo như quy định của doanh nghiệp. Hình thức trả lương này thường được áp dụng để trả lương cho công nhân phụ (công nhân sửa chữa, điều chỉnh thiết bị...) hoặc công nhân chính làm việc ở những nơi có trình độ tự động hóa, cơ khí hóa, công việc tuyệt đối phải đảm bảo chất lượng. Hình thức này có nhiều ưu điểm hơn hình thức trả lương theo thời gian đơn giản bởi nó vừa phản ánh trình độ thành thạo của người lao động vừa khuyến khích họ có trách nhiệm với công việc.

cac_hinh_thuc_tra_luong_trong_doanh_nghiep_luanvan99
Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp

Hình thức trả lương theo sản phẩm

Tiền lương tính theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động dựa trên kết quả lao động đúng với khối lượng công việc đã được hoàn thành với chất lượng đã quy định sẵn. Nói một cách dễ hiểu, hình thức trả lương theo sản phẩm gắn thu nhập của người lao động với kết quả sản xuất trực tiếp của họ. Để đạt được thu nhập cao, người lao động cần phải tạo ra được sản phẩm và dịch vụ có chất lượng đảm bảo. Điều này buộc họ cần phải tìm cách nâng cao năng suất lao động, nâng cao trình độ chuyên môn, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để góp phần thúc đẩy phong trào thi đua sản xuất chung.

  • Trả lương theo sản phẩm trực tiếp: Theo hình thức này, người lao động sẽ được trả lương dựa trên số sản phẩm lao động hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá sản phẩm.
  • Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: Thường được áp dụng để trả lương cho người lao động làm ở vị trí công việc phục vụ sản xuất tại các bộ phận sản xuất như công nhân vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm, nhân viên bảo dưỡng máy móc thiết bị…
  • Trả lương theo sản phẩm tập thể: Là cách tính lương dựa trên kết quả lao động được tính chung cho cả tập thể, sau đó chia ra cho từng thành viên trong tập thể đó.
  • Trả lương theo sản phẩm lũy tiến: Theo hình thức này, căn cứ để tính tiền lương trả cho người lao động là theo sản phẩm trực tiếp và số sản phẩm vượt ngoài định mức. Ngoài ra, người lao động còn được hưởng chế độ tiền thưởng. Tiền thưởng có thể được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, có thể trích từ quỹ khen thưởng của doanh nghiệp.

Tiền lương có thể được xem là động lực thúc đẩy người lao động tăng năng suất lao động khi họ được trả lương đúng theo công sức mà họ đóng góp hoặc làm giảm năng suất lao động khiến quá trình sản xuất bị chậm lại. Doanh nghiệp cần có cơ chế lương thưởng phù hợp để đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp. Trên đây, chúng ta đã tìm hiểu những vấn đề cơ bản xoay quanh khái niệm tiền lương là gì. Mong rằng bạn đọc đã có thêm những kiến thức hữu ích.

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên (*)
Địa chỉ Email (*)
Số điện thoại (*)
 
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
THÔNG TIN LIÊN HỆ - LUẬN VĂN 99

DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU

- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0989-546-803

Email: dichvuluanvan99@gmail.com

Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín