Trong bài viết này, Luận Văn 99 sẽ hướng dẫn bạn đọc cách viết một bài tiểu luận tình huống kiểm tra viên thuế chuẩn & chi tiết nhất. Nếu bạn đang “bỡ ngỡ” vì chưa biết cách thực hiện dạng bài tiểu luận này như thế nào, đừng bỏ lỡ bài viết này nhé!
Tiểu luận tình huống kiểm tra viên thuế là bài tiểu luận cuối khóa bắt buộc dành cho tất cả cán bộ, công chức, viên chức ngành thuế tham gia lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên thuế do Cục Thuế tỉnh phối hợp với với Trường Chính trị và Trường Nghiệp vụ Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế tổ chức. Trong chương trình học, cán bộ công viên chức sẽ được bồi dưỡng, trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên ngành đồng thời nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng trong công tác… Từ đó, giúp cán bộ, công chức thuế hoàn thiện tiêu chuẩn ngạch cho công chức theo quy định từ đó hoàn thành tốt nhiệm được giao. Góp phần xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và hiện đại hóa công tác quản lý thuế.
Trước khi kết thúc khóa học, học viên cần phải hoàn thành bài tiểu cuối khóa thường được gọi là tiểu luận tình huống. Thông qua bài luận này, học viên sẽ có cơ hội vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã được trang bị trong khóa học và kinh nghiệm của bản thân để phân tích, đưa ra phương án giải quyết một tình huống phát sinh trong thực tiễn công tác tại đơn vị, cơ quan. Ngoài ra, dựa trên kết quả bài tiểu luận tình huống kiểm tra viên thuế, giảng viên sẽ đánh giá kiến thức, kỹ năng của học viên có đủ điều kiện để được cấp chứng chỉ hoàn thành lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên hay không.
Lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên thuế
Có thể bạn quan tâm:
➢ Kho Tiểu Luận Tình Huống Quản Lý Lãnh Đạo Cấp Phòng Mới Nhất
Mở đầu
Kết luận, kiến nghị, đề xuất (nếu có)
Cũng giống như các bài tiểu luận thông thường khác, phần mở đầu của bài tiểu luận tình huống kiểm tra viên thuế cũng cùng chung mục đích là trả lời ngắn gọn cho câu hỏi vì sao lại chọn tình huống này thay vì chọn tình huống khác, sự cần thiết phải giải quyết tình huống này là gì. Phần mở đầu nên được viết một cách khái quát, ngắn gọn (trong khoảng một trang A4).
Hướng dẫn viết tiểu luận kiểm tra viên thuế
Một cách đơn giản, mô tả tình huống có thể được hiểu là việc thuật lại (kể lại) câu chuyện về một sự việc, vụ việc nào đó đã xảy ra trong thực tiễn phát sinh yêu cầu cán bộ, công chức phải phân tích và tìm ra phương án, biện pháp giải quyết.
Yêu cầu mà người viết phải đảm bảo trong phần này là thể hiện đầy đủ tình tiết khách quan của tình huống. Đồng thời, không đề cập bất cứ phân tích hoặc nhận định đúng sai.
Phân tích đúng nguyên nhân và hậu quả của tình huống là một trong những điều kiện cơ sở quan trọng để xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tốt nhất cho sự việc, vụ việc mà tình huống đặt ra. Trong bài tiểu luận, ta có thể định hướng phân tích nguyên nhân và hậu quả như sau:
Việc xác định mục tiêu xử lý tình huống sẽ phụ thuộc vào nội dung, tính chất và đặc điểm của từng tình huống cụ thể. Tuy nhiên, thông thường trong quá trình xử lý tình huống chúng ta sẽ cần xác định các mục tiêu cụ thể trước mắt và mục tiêu lâu dài.
Ví dụ: Trong công tác xử lý vi phạm về thuế đối với doanh nghiệp phát hiện qua công tác kiểm tra mục tiêu cụ thể, trước mắt là phải kịp thời răn đe, ngăn chặn, uốn nắn hành vi gian lận, trốn lậu thuế. Còn mục tiêu lâu dài, sâu xa hơn là chống thất thu cho ngân sách nhà nước; đảm bảo pháp luật của Nhà nước được thực thi nghiêm chỉnh, ngăn ngừa các tình huống vi phạm tương tự tái diễn trong thực tế; góp phần củng cố lòng tin của người dân đối với pháp luật về thuế, mọi công dân cần phải sống và làm việc theo pháp luật, hiến pháp của Nhà nước.
Có thể nói, đây chính là một trong những phần quan trọng nhất trong bài tiểu luận tình huống kiểm tra viên thuế. Ở phần này, học viên sẽ thể hiện rõ nhất các kiến thức, kỹ năng của mình đã được học vào xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống. Như đã đề cập ở phần trên, tác giả nên lựa chọn tình huống có thể đưa ra nhiều phương án giải quyết. Sau đó phân tích ưu điểm, hạn chế của từng phương án và lựa chọn phương án tối ưu nhất. Một phương án được xem là tối ưu cần phải đảm bảo các yếu tố sau:
Nội dung cần đề cập trong phần lên kế hoạch tổ chức thực hiện phương án giải quyết tình huống là phân công rõ ràng ai sẽ đảm nhận công việc, công việc cụ thể là gì, thực hiện lúc nào và như thế nào. Hay nói cách khác, yêu cầu đặt ra của phần này là xác định những công việc cụ thể cần phải thực hiện để đạt được mục tiêu, mục đích; phân công cụ thể cho tổ chức, cá nhân phụ trách; các điều kiện, biện pháp tiến hành công việc…
Trên đây, Luận Văn 99 đã chia sẻ đến bạn đọc hướng dẫn chi tiết cách viết tiểu luận tình huống kiểm tra viên thuế chuẩn nhất năm 2020. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích dành cho bạn. Ngoài ra, nếu bạn đang gặp phải các vấn đề đối với bài tiểu luận của mình như: Chưa biết chọn tình huống, phương án giải quyết tình huống như thế nào, không biết cách diễn giải hoặc không có thời gian cho việc viết tiểu luận… Tham khảo ngay DỊCH VỤ LÀM THUÊ TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG của chúng tôi nhé! Với kinh nghiệm hơn 15 năm hoạt động trong lĩnh vực viết thuê, chúng tôi tự tin cam kết sẽ hoàn thành tốt bài tiểu luận tình huống của bạn!
- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0989-546-803
Email: dichvuluanvan99@gmail.com
Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín