Triết học là môn học đại cương bắt buộc với hầu hết sinh viên ở các trường Đại học, Cao đẳng. Cũng giống như mục đích của các bài tiểu luận khác, việc viết tiểu luận triết học như một hình thức mà giảng viên sử dụng để kiểm tra và đánh giá năng lực của sinh viên trong quá trình học. Hãy cùng tìm hiểu về cách viết tiểu luận triết học trong bài viết này nhé.
Đề tài về triết học rất đa dạng và phong phú. Xét về mặt tính chất, một đề tài tiểu luận triết học có thể là vấn đề mang tính thực tiễn mà cũng có thể là một vấn đề mang tính lý luận triết học thuần túy, hoặc vừa có lý luận vừa có thực tiễn.
Xét về góc độ phạm vi và đối tượng nghiên cứu, một đề tài tiểu luận triết học có thể phản ánh nhiều lĩnh vực của đời sống như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... Hơn thế nữa, triết học còn bao gồm nhiều nhóm ngành như triết học Phật giáo, triết học Phương Đông, triết học Phương Tây, triết học Mác - Lênin...
Việc chọn đề tài nào để làm tiểu luận là hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng và sở thích của mỗi người. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý là những đề tài tiểu luận triết học phải có sự liên quan mật thiết với kiến thức đã được học trong giáo trình. Hãy bám sát giáo trình và các kiến thức để xác định cho mình 1 đề tài cho phù hợp.
Sau khi đã xác định được đề tài thì việc bạn cần làm tiếp theo là xây dựng đề cương thất tốt. Đề cương càng chi tiết và chặt chẽ bao nhiêu thì bài tiểu luận của bạn càng dễ viết và chất lượng bấy nhiêu.
Trong quá trình xây dựng đề cương, bạn cần phải chia thành nhiều mục, mỗi mục cần đề cập đến một nội dung lớn. Bạn phải đặt ra những câu hỏi và giải đáp chúng: Tại sao phải có nội dung này? Nội dung này sẽ dẫn đến hay giải quyết vấn đề gì? Có liên quan và logic với nội dung đã đặt ra trước đó?...
Một bài tiểu luận triết học gồm 3 phần chính”
Chuẩn bị tốt tài liệu tham khảo cũng như bạn đã hoàn thành 50% công việc viết bài tiểu luận. Một khi đã xây dựng đề cương chi tiết, bạn sẽ dễ dàng nhận ra mình đang cần tài liệu gì để thực hiện hóa đề cương thành bài tiểu luận hoàn chỉnh.
Việc nghiên cứu, tìm tòi tài liệu liên quan đến đề tài không chỉ phục vụ cho việc viết tiểu luận mà nó còn giúp bạn có cái nhìn chuyên sâu và đúng đắn hơn về lý luận này. Hơn thế nữa, đó là một nền tảng kiến thức vững chắc phục vụ cho công tác thực tiễn sau này.
Sau đây là bốn nhóm tài liệu mà bạn cần tập trung nghiên cứu để phục vụ cho bài tiểu luận:
Nếu bạn đang gặp khó khăn với bài tiểu luận triết học của mình, bạn không chọn được đề tài phù hợp? Bạn không tìm được nguồn tài liệu tham khảo? Bạn không giỏi trong việc sử dụng ngôn từ... Hãy để dịch vụ viết thuê tiểu luận của Luận Văn 99 giúp bạn. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!
Sau khi đã xác định đề cương, nguồn tài liệu tham khảo kết hợp với những kiến thức bộ môn đã tiếp thu được trong quá trình học thì bạn sẽ tiến hành xây dựng nội dung tiểu luận. Bạn sẽ phải xử lý, sắp xếp và phát triển, trình bày nội dung sao cho có thể giải quyết được vấn đề đặt ra một cách khoa học và thuyết phục.
Bạn nên mở đầu tiểu luận bằng cách kể chuyện hoặc đưa ra một tranh luận đáng tranh cãi để gây sự chú ý. Bên cạnh đó là kết thúc một cách súc tích để lưu lại cảm xúc. Không nên viết theo dạng liệt kê đơn thuần mà hãy chứng minh bằng những trích dẫn, ví dụ, sự kiện cụ thể.
Để giúp bạn đọc hình dung tốt hơn về cách viết một bài tiểu luận triết học. Dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra một mẫu đề cương cho bài tiểu luận triết học cụ thể. Mời bạn tham khảo:
Đề tài: Vận dụng cặp phạm trù triết học nguyên nhân - kết quả trong triết học Mác-Lênin để đề cập đến một số vấn đề bức xúc của ô nhiễm môi trường đô thị. Đề xuất một số biện pháp khắc phục sự ô nhiễm môi trường đô thị.
Phần 1: Lời nói đầu
Phần 2: Nội dung
I. Vận dụng lý luận thực tiễn triết học
1. Khái niệm về cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả
2. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
II. Vận dụng vào thực tế
1. Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến ô nhiễm môi trường đô thị
2. Hiện trạng hậu quả của ô nhiễm môi trường đô thị
a. Hiện trạng môi trường nước
b. Hiện trạng môi trường không khí
III. Một số mâu thuẫn và cách giải quyết mâu thuẫn
Phần 3: Kết luận chung
Tài liệu tham khảo
Có thể bạn quan tâm:
101 Đề Tài Tiểu Luận Triết Học Cao Học Hay & Dễ Làm
Về cách trình bày bài tiểu luận triết học, bạn nên viết ngắn gọn và xúc tích. Độ dài của một bài tiểu luận không quá 30 trang (không tính phụ lục). Sử dụng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu và tránh những từ ngữ cường độ thái quá. Nên viết câu ngắn cô đọng nội dung.
Sau đây là một số lưu ý khi trình bày file word:
Trên đây là những chia sẻ về cách làm bài tiểu luận triết học cũng như cách trình bày chi tiết. Hy vọng những thông tin này hữu ích và giúp bạn đạt điểm cao trong môn triết học. Chúc các bạn thành công
- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0989-546-803
Email: dichvuluanvan99@gmail.com
Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín