Trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay khi thị trường không ngừng biến động thì các doanh nghiệp cần nhìn nhận một cách khách quan về vấn đề Chuỗi cung ứng. Một quá trình sản xuất cần phải có một chuỗi cung ứng vận hành linh hoạt và hiệu quả. Vậy chuỗi cung ứng là gì? Công tác quản lý chuỗi cung ứng như thế nào? Chúng ta hãy cùng theo dõi qua bài viết sau của Luận Văn 99 nhé!
Có nhiều khái niệm về chuỗi cung ứng (Tiếng Anh: Supply chain) trên thế giới, chúng ta có thể liệt kê một số định nghĩa như sau:
Chopra Sunil & Peter Meindl (2001) cho rằng: Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp mà còn là nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và cả khách hàng.
Ganeshan & Harrison (1995): Chuỗi cung ứng là một chuỗi hay một tiến trình bắt đầu tư nguyên liệu thô cho tới khi sản phẩm làm ra hay dịch vụ tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Tức là một mạng lưới các lựa chọn về phân phối và các phương tiện để hỗ trợ thực hiện thu mua nguyên liệu, biến đổi các nguyên liệu này qua khâu trung gian để sản xuất ra sản phẩm, phân phối sản phẩm này tới tay người tiêu dùng.
Còn theo Lee & Billington (1992), Chuỗi cung ứng là hệ thống các công cụ để chuyển hóa nguyên liệu thô tư bán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới người tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối.
Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể tổng kết lại rằng: Chuỗi cung ứng là một quá trình bắt đầu từ các nguyên liệu thô cho tới khi tạo thành sản phẩm cuối cùng và được phân phối tới tay người tiêu dùng.
Khái niệm chuỗi cung ứng là gì?
Bài viết liên quan:
➣ Kênh phân phối là gì? Tổng quan về kênh phân phối trong doanh nghiệp
➣ Các dạng đề tài Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh tiêu biểu 2021
Chuỗi cung ứng tạo ra giá trị cho khách hàng tại mỗi điểm tiếp xúc từ đó đảm bảo cho công ty cũng như mạng lưới các đối tác trong chuỗi cung ứng có thể tạo ra sự khác biệt sâu sắc so với đối thủ của mình.
Mọi chuỗi cung ứng đều phải hướng đến mục tiêu là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn hệ thống. Giá trị tạo ra của chuỗi cung ứng là sự khác biệt giữa giá trị của sản phẩm cuối cùng đối với khách hàng và nỗ lực mà chuỗi cung ứng dùng vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Với doanh nghiệp, chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng bởi nó giải quyết các vấn đề đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp. Lợi ích mang lại gồm: giảm bớt trung gian, giảm bớt sự phụ thuộc vào vị trí khách hàng cuối cùng và giảm bớt chi phí đơn vị với đơn đặt hàng lớn.
Một chuỗi cung ứng gồm các thành phần cơ bản sau:
Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản nhất gồm 4 mắt xích cơ bản có mối quan hệ qua lại với nhau mà bất kỳ chuỗi cung ứng nào cũng phải có là: Nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng. Trong một chuỗi cung ứng điển hình, nguyên vật liệu được mua từ một hoặc nhiều nhà cung cấp khác nhau, các bộ phận được sản xuất ở một hoặc nhiều nhà máy, sau đó được vận chuyển đến nhà kho để lưu trữ ỏ giai đoạn trung gian và cuối cùng đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, mô hình này cũng tùy thuộc vào đặc điểm của từng chuỗi và đặc điểm của từng thành viên trong chuỗi. Có những chuỗi của một doanh nghiệp đủ mạnh để xây dựng và quản lý một chuỗi cung ứng gần như khép kín từ khâu vật liệu đầu vào, sản xuất và phân phối cho khách hàng cuối cùng.
Chuỗi cung ứng phức tạp trên góc độ xem xét mắt xích trung tâm là doanh nghiệp sản xuất thì trong đó có thể gồm nhiều nhà cung cấp như nhà cung cấp 1, nhà cung cấp 2, nhà cung cấp 3,..trong đó nhà cung cấp đầu tiên là những nhà cung cấp nguyên liệu thô như nguyên vật liệu tự nhiên hoặc nhân tạo được khai thác và sơ chế, sau đó dòng nguyên vật liệu sẻ chảy dần qua các nhà cung cấp theo từng lớp sau đó chảy vào doanh nghiệp sản xuất rồi lại chuyển qua doanh nghiệp sản xuất cấp 2, doanh nghiệp sản xuất cấp 3,…để sản xuất ra thành phẩm hoàn chỉnh. Sau đó thành phẩm này sẽ đi vào hệ thống phân phối có thể gồm các nhà phân phối cấp 1, nhà phân phối cấp 2, nhà phân phối cấp 3 gồm các nhà bán sỉ là các trung tâm phân phối, đại lý,…sau đó sản phẩm sẽ qua các nhà bán lẻ và cuối cùng là đi tới tay người tiêu dùng.
Chuỗi cung ứng nhanh nhạy có thể nắm bắt và đáp ứng những thay đổi về cầu một cách nhanh chóng, dễ dàng và trong tầm dự đoán với chất lượng cao.
Sự nhanh nhạy trong chuỗi cung ứng là rất quan trọng nhưng cũng khó để đồng thuận về bản chất thực sự của nó và cách đo lường một chuỗi cung ứng nhanh là như thế nào. Vấn đề này có 3 khía cạnh cần quan tâm đó là: có rất nhiều cách hiểu về sự nhanh nhạy, những cách hiểu này rối và mâu thuẫn và không có gì ràng buộc về sự đưa ra cách đo lường, đánh giá chuỗi cung ứng.
Có 4 yếu tố tạo nên chuỗi cung ứng nhanh là: tốc độ, dễ dàng, khả năng dự đoán được và chất lượng.
Luồng giá trị gồm những hoạt động tăng thêm giá trị và không tăng thêm giá trị yêu cầu để thiết kế, đặt hàng và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ từ lý thuyết đến khi ra mắt ngoài thị trường, đặt hàng đến giao hàng và nguyên vật liệu đến khách hàng.
Các bộ phận khác nhau của một chuỗi cung ứng có thể làm thành chuỗi cung ứng tinh gọn gồm: Nhà cung cấp tinh gọn, thu mua tinh gọn, sản xuất tinh gọn, kho hàng tinh gọn, logistics tinh gọn, khách hàng tinh gọn.
Nguyên tắc thiết kế chuỗi cung ứng tinh gọn gồm: bố trí tinh gọn, kế hoạch sản xuất tinh gọn và chuỗi cung ứng tinh gọn.
Theo mô hình SCOR (Supply Chain Operations Research) được phát triển bởi Hội đồng chuỗi cung ứng (supply chain council) - Công cụ quản lý được sử dụng để giải quyết, cải tiến và truyền đạt các quyết định quản lý chuỗi cung ứng trong một doanh nghiệp với các nhà cung cấp và khách hàng của họ.
Theo mô hình này, có 04 hoạt động động chính của chuỗi cung ứng, cụ thể:
Các quy trình lập kế hoạch bao gồm việc dự báo nhu cầu, xác định giá thành sản phẩm và quản lý tồn kho. Trong đó,
Bao gồm các hoạt động thu mua tín dụng và thu nợ. Cụ thể:
03 Hoạt động chính của sản xuất trong chuỗi cung ứng là thiết kế sản phẩm, lập quy trình sản xuất và quản lý nhà máy sản xuất.
Hoạt động phân phối bao gồm:
Theo quan điểm của Michael Hugos: Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm các công việc về hoạch định và quản lý mọi hoạt động liên quan đến nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà vận chuyển, nhà phân phối, nhà bán lẻ, lưu kho và cuối cùng sản phẩm được mang đến thị trường mục tiêu sao cho đạt được sự kết hợp tiện ích và mang lại hiệu quả tối ưu.
Quản trị chuỗi cung ứng là gì?
Thứ nhất, quản trị chuỗi cung ứng cần phải chú ý đến tất cả các thành tố của chuỗi cung ứng, những ảnh hưởng của nó đến chi phí và vai trò trong việc sản xuất sản phẩm phù hợp và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Việc vận chuyển từ nhà cung ứng và các cơ sở sản xuất thông qua các nhà kho và các kênh phân phối đến nhà bán lẻ và các cửa hàng. Trong chuỗi cung ứng cần phải xem xét người cung cấp của các nhà cung ứng và khách hàng của khách hàng vì họ có ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của chuỗi cung ứng.
Thứ hai, mục tiêu của chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn hệ thống từ khâu vận chuyển, phân phối đến tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho trong sản xuất và thành phẩm.
Thứ ba, quản trị chuỗi cung ứng tập trung vào việc tích hợp một cách hiệu quả nhà cung cấp, người sản xuất, nhà kho và các cửa hàng gồm các hoạt động của công ty ở nhiều cấp độ, từ cấp độ chiến lược cho đến chiến thuật và tác nghiệp:
Cấp độ chiến lược liên quan đến việc xử lý các quyết định của tác động dài hạn đến tổ chức gồm số lượng, vị trí và công suất của nhà kho, các nhà máy sản xuất hoặc dòng dịch chuyển nguyên vật liệu trong mạng lưới.
Cấp độ chiến thuật điển hình gồm các quyết định được cập nhất ở bất cứ nơi nào ở thời điểm của quý hoặc năm như các quyết định thu mua và sản xuất, các chính sách tồn kho và quyết định vận tải,…
Cấp độ tác nghiệp liên quan đến các quyết định hằng ngày như lên thời gian biểu, lộ trình của xe vận tải.
Các yếu tố liên quan đến chuỗi cung ứng bao gồm:
Chuỗi cung ứng và vấn đề quản lý chuỗi cung ứng là yêu cầu cấp thiết mà các ngành hàng hiện nay cần hoàn thiện để có thể giảm chi phí, tối đa hóa lợi nhuận cũng như tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi cung ứng. Hy vọng những chia sẻ xoay quanh khái niệm chuỗi cung ứng là gì, quản trị chuỗi cung ứng là gì của Luận Văn 99 sẽ mang đến cho bạn đọc thêm nhiều kiến thức bổ ích.
- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0989-546-803
Email: dichvuluanvan99@gmail.com
Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín