viết thuê luận văn 99
DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN UY TÍN NHẤT
HOTLINE: 0989-546-803
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng

Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là hoạt động mà các ngân hàng cần phải thực hiện để duy trì nguồn tiền dự phòng để trang trải cho những tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu nhiều hơn về khái niệm dự phòng rủi ro tín dụng là gì, nội dung và các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Dự phòng rủi ro tín dụng là gì?

Trong hoạt động kinh doanh tài chính tín dụng, các ngân hàng khi nhận thấy có khả năng không thu hồi được toàn bộ hoặc một phần khoản nợ vay của khách hàng khi đến hạn do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết, khi đó ngân hàng sẽ cần đến nguồn tiền dự phòng để trang trải cho các tổn thất tín dụng đó. Việc trích lập dự phòng để xử lý rủi ro là điều bắt buộc nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động cho các ngân hàng thương mại.

Về khái niệm, theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, dự phòng rủi ro tín dụng được định nghĩa là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. 

Còn theo quy định tại thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, dự phòng rủi ro tín dụng là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động nhằm mục đích dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng.

Cả Thông tư 02 và Quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước đều quy định dự phòng rủi ro tín dụng bao gồm 02 loại: Dự phòng cụ thể và dự phòng chung. 

  • Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ quy định.
  • Dự phòng chung là khoản tiền được ngân hàng trích lập nhằm dự phòng cho những tổn thất chưa xác định trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể hoặc các trường hợp khó khăn về tài chính khác.

du_phong_rui_ro_tin_dung_la_gi_luanvan99
Khái niệm dự phòng rủi ro tín dụng là gì?

Có thể bạn quan tâm:

Rủi Ro Tín Dụng Là Gì? Cơ Sở Lý Luận Về Rủi Ro Tín Dụng Trong NHTM

Kho đề tài Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng miễn phí & mới nhất

Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là gì?

Về khái niệm, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được hiểu là một phương pháp được các ngân hàng sử dụng nhằm mục đích ghi nhận tổn thất so với giá trị ghi nhận ban đầu của khoản vay của khách hàng. 

Trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng, dự phòng rủi ro tín dụng là khoản mục thuộc tài sản và làm giảm giá trị của tài sản. Điều này phản ánh sự suy giảm của tài sản trước những rủi ro tín dụng có khả năng xảy ra. 

Trên bảng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, dự phòng rủi ro là một khoản chi phí phi tiền mặt, được ghi nhận làm giảm lợi nhuận / vốn chủ sở hữu của ngân hàng.

Ngân hàng nhà nước yêu cầu các ngân hàng phải trích lập dự phòng chung bằng 0,75% tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 với tỷ lệ như sau: nhóm 1 (0%), nhóm 2 (5%),nhóm 3 (20%), nhóm 4(50%) và nhóm 5 (100%).

Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN yêu cầu trích lập hai loại dự phòng là dự phòng chung và dự phòng cụ thể.

Dự phòng chung

Dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra. Dự phòng chung được xác định sau khi đã trích lập dự phòng cụ thể.

Công thức tính dự phòng chung: 

Số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, ngoại trừ:

  • Tiền gửi (trừ tiền gửi thanh toán) tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật, tại tổ chức tín dụng trong nước và tiền gửi tại tổ chức tín dụng nước ngoài.
  • Khoản cho vay, mua các kỳ hạn giấy tờ có giá đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam, tổ chức tín dụng.

Dự phòng cụ thể

Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể.

Công thức tính dự phòng cụ thể: 

R = max {0,(A – C)} x r

Trong đó:

R: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích.

A: Số dư nợ gốc của khoản nợ.

C: Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo.

r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể.

Ta thấy rằng, số tiền dự phòng cụ thể (R) phụ thuộc vào giá trị khoản nợ (A) và tỷ lệ trích lập dự phòng (r) cũng như giá trị tài sản đảm bảo (C). Nếu giá trị tài sản đảm bảo sau khi được tính lớn hơn giá trị khoản nợ thì số tiền dự phòng cũng bằng 0, tức là ngân hàng không cần phải lập quỹ dự phòng cho khoản nợ đó.

Lưu ý: 

Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo (C) được xác định bằng tích số giữa tỷ lệ khấu trừ đối với từng loại tài sản đảm bảo với giá trị của tài sản đảm bảo. 

Trong đó:

  • Giá trị của tài sản đảm bảo được xác định dựa trên: Vàng miếng; Trái phiếu Chính phủ, chứng khoán do doanh nghiệp được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán; Tài sản cho thuê tài chính; Động sản, bất động sản và các loại tài sản bảo đảm khác.
  • Tỷ lệ khấu trừ đối với từng loại tài sản đảm bảo được quy định theo từng thời kỳ bởi Ngân hàng Nhà nước. Tỷ lệ khấu trừ do các ngân hàng tự xác định trên cơ sở giá trị có thể thu hồi từ việc phát mại tài sản bảo đảm sau khi trừ đi các chi phí phát mại tài sản bảo đảm dự kiến tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể, nhưng không được vượt quá tỷ lệ khấu trừ tối đa quy định trong bảng dưới đây:

ty_le_khau_tru_toi_da_doi_voi_tai_san_dam_bao_luanvan99Bảng tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với tài sản đảm bảo

  • Tỷ lệ trích lập dự phòng (r) đối với từng nhóm nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước:

ty_le_trich_lap_du_phong_luanvan99Bảng tỷ lệ trích dẫn dự phòng

Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng 

Mục đích của dự phòng là để bù đắp cho những thiệt hại của các khoản vay nợ tín dụng, trong đó:

Quỹ dự phòng được ngân hàng sử dụng để xử lý các rủi ro tín dụng xảy ra với các khoản nợ như: Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản, cá nhân bị chết hoặc mất tích; các khoản nợ được phân vào nhóm 5.

Nguyên tắc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro:

Dùng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ nêu trên.

Ngân hàng tiến hành phát mại tài sản để thu hồi nợ trong trường hợp nếu dự phòng cụ thể không đủ để xử lý khoản nợ theo thỏa thuận.

Nếu dự phòng cụ thể và tiền từ phát mại tài sản không đủ bù đắp cho rủi ro của khoản nợ thì phải sử dụng quỹ dự phòng chung.

Nếu tiền dự phòng chung không đủ để xử lý, ngân hàng cần hạch toán trực tiếp phần chênh lệch thiếu của số tiền dự phòng vào chi phí hoạt động.

Ngân hàng hạch toán ngoại bảng phần dư nợ đã được xử lý rủi ro.

Việc ngân hàng sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng không có nghĩa là ngân hàng xóa nợ cho khách hàng. Việc xử lý rủi ro tín dụng là hoàn toàn bảo mật, không thông báo cho khách hàng.

Sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, ngân  hàng phải chuyển các khoản nợ đã được xử lý toàn hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại bảng để theo dõi và có các biện pháp thu hồi nợ triệt để.

Sau 5 năm kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, ngân hàng được xuất toán các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng ra khỏi ngoại bảng với các trường hợp khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản hoặc cá nhân chết hoặc mất tích. Với các ngân hàng thương mại nhà nước, việc xuất toán chỉ được thực hiện khi được sự chấp thuận của Bộ tài chính và Ngân hàng nhà nước.

Các nhân tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng là gì?

Có rất nhiều nhân tố có thể gây tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại, trong đó một số nhân tố phổ biến kể đến như: Tăng trưởng GDP, quy mô ngân hàng, chất lượng tín dụng, lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp, vốn chủ sở hữu, việc cơ cấu lại nợ, giá trị tài sản đảm bảo... Ở bài viết này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về một số các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng. Cụ thể:

Tăng trưởng GDP

Điều kiện kinh tế vĩ mô rất quan trọng đối với rủi ro tín dụng, nếu GDP tăng thì khả năng trả nợ của các doanh nghiệp được nâng cao. Các doanh nghiệp trả nợ đúng hạn, nợ xấu thấp nên trích lập dự phòng rủi ro tín dụng thấp. Ngược lại, nếu kinh tế suy thoái, GDP giảm thì các khoản nợ vay có khó có khả năng trả đúng hạn, nợ xấu tăng lên và trích lập dự phòng rủi ro tăng theo.

Lãi suất

Lãi suất và dự phòng rủi ro tín dụng có mối tương quan cùng chiều. Theo đó, lãi suất tăng sẽ khiến các cá nhân giảm đi vay và tăng gửi tiết kiệm, giảm nhu cầu đầu tư và chi tiêu cá nhân khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ cũng như mở rộng sản xuất nên doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp giảm. Điều này làm cho nợ xấu gia tăng, các ngân hàng thương mại buộc phải tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Nợ xấu

Theo Eng và Nabr (2007), trích lập dự phòng có mối quan hệ tích cực với dư nợ tín dụng và những thay đổi trong nợ xấu.

Hệ số rủi ro tín dụng

Theo Davis và Zhu (2009), Bikker và cộng sự (2005) thì tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản và dự phòng rủi ro tín dụng có mối quan hệ cùng chiều, tức là nếu tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản ít thì dự phòng rủi ro tín dụng giảm và ngược lại.

Tuy nhiên, vẫn có kết quả nghiên cứu không thống nhất với các nghiên cứu trên, nghiên cứu của  Cavallo và Majnoni (2002) lại đưa ra kết quả cho rằng tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản và dự phòng rủi ro tín dụng có mối tương quan ngược chiều.

Tăng trưởng tín dụng

Theo quan điểm của Cavallo & Majnoni (2002), Laeven và cộng sự (2003) và Davis và Zhu (2009) đều đồng quan điểm rằng tăng trưởng tín dụng có mối tương quan ngược chiều với dự phòng rủi ro tín dụng.

Tuy nhiên, trái ngược với các tác giả trên, kết quả nghiên cứu của Bikker và cộng sự (2005) lại cho rằng tăng trưởng tín dụng có ảnh hưởng tích cực đáng kể lên dự phòng rủi ro tín dụng. 

Quy mô ngân hàng

Theo Eng và Nabr (2007) thì quy mô ngân hàng và trích lập dự phòng có quan hệ trái chiều với nhau, tức là quy mô ngân hàng càng lớn thì trích lập dự phòng càng nhỏ và ngược lại.

Rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi khi các ngân hàng thực hiện việc cho vay. Tuy nhiên, bằng các biện pháp nghiệp vụ và xử lý phù hợp sẽ giúp ngân hàng ngăn chặn các thiệt hại đến mức tối thiểu. Hy vọng những kiến thức xoay quanh khái niệm "dự phòng rủi ro tín dụng là gì" gồm khái niệm, cách trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.mà Luận Văn 99 chia sẻ trong bài viết này sẽ hữu ích với tất cả các bạn.

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên (*)
Địa chỉ Email (*)
Số điện thoại (*)
 
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
THÔNG TIN LIÊN HỆ - LUẬN VĂN 99

DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU

- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0989-546-803

Email: dichvuluanvan99@gmail.com

Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín