viết thuê luận văn 99
DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN UY TÍN NHẤT
HOTLINE: 0989-546-803
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hộ kinh doanh là gì? Những vấn đề lý luận về hộ kinh doanh ở Việt Nam

Mô hình kinh doanh hộ gia đình là các đơn vị kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên vốn và sức lao động của từng hộ gia đình là chủ yếu. Thành phần kinh tế này đang từng bước phát triển và ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần. Vậy hộ kinh doanh là gì? Hộ kinh doanh mang đặc điểm và có vai trò gì? Chúng ta hãy cùng Luận Văn 99 tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây.

Khái niệm hộ kinh doanh là gì?

Trong nền kinh tế Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại, hộ kinh doanh là một trong những chủ thể kinh doanh đông đảo nhất và được nhà nước thừa nhận bởi các quy định pháp luật. Dưới mỗi thời kỳ, mỗi góc độ hộ kinh doanh sẽ được đề cập bằng những cách gọi khác nhau như là hộ cá thể, hộ kinh doanh cá thể… Tuy nhiên, về mặt bản chất vẫn không thay đổi.

Về khái niệm hộ kinh doanh, theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ, hộ kinh doanh được định nghĩa như sau:

“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”

Từ định nghĩa trên, ta có thể hiểu hộ kinh doanh là tên gọi để chỉ các cá nhân, hộ gia đình kinh doanh các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có hình thức cơ cấu kinh doanh đơn giản nhất, thành lập tương đối dễ dàng và không tốn kém trong đó một cá nhân điều hành và sở hữu toàn bộ hoạt động kinh doanh. Với tư cách là chủ sở hữu hộ kinh doanh, cá nhân đó sẽ chịu trách nhiệm về mặt pháp lý đối với tất cả các khía cạnh của công việc kinh doanh.

ho_kinh_doanh_la_gi_luanvan99
Hộ kinh doanh là gì?

Xem thêm:

Thuế thu nhập cá nhân là gì? Nội dung thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam

Đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh là gì?

Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân: Hộ kinh doanh thường do một cá nhân hay đại diện của một nhóm người thành lập, có bản chất là cá nhân kinh doanh nên không thể là pháp nhân. Mọi tài sản của hộ kinh doanh đều là tài sản của các cá nhân tạo lập nên hộ kinh doanh và hưởng toàn bộ lợi nhuận cũng như chịu mọi nghĩa vụ liên quan. Cá nhân đại diện đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh có thể là nguyên đơn hoặc bị đơn trong các vụ án pháp lý liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh.

Hộ kinh doanh là hình thức kinh doanh có quy mô nhỏ: Đặc điểm này xuất phát từ hình thức hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ kinh doanh. Theo đó, hộ kinh doanh sử dụng dưới 10 người lao động cho thấy mức độ về quy mô số lượng lao động trong hộ kinh doanh.Tuy nhiên, trên thực tế quy định này không thật cần thiết cho người kinh doanh, với một số trường hợp có thể sử dụng số lượng lao động nhiều hơn.

Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của hộ kinh doanh: Là chủ thể kinh doanh chuyên nghiệp nhưng hộ kinh doanh không có tư cách của một doanh nghiệp nên khi tham gia giao dịch, cá nhân hoặc đại diện hộ gia đinh nhân danh bản thân người đó mà không nhân danh hộ kinh doanh để thực hiện hoạt động kinh doanh.

Về cơ bản, đại diện hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng tài sản cá nhân của mình với mọi khoản nợ phát sinh từ hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.

Đặc điểm về hoạt động kinh doanh: Hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh mang tính chất nghề nghiệp thường xuyên và thu nhập chính đáng của họ phát sinh từ hoạt động kinh doanh. Hộ kinh doanh có hình thức,quy mô nhỏ lẻ nhưng có phạm vi phân bố rộng khắp, có thể hoạt động tại các địa bàn, khu vực vùng sâu vùng xa nơi điều kiện kinh tế, xã hội còn khó khăn và ngành nghề của hộ kinh doanh đôi khi là các lĩnh vực ngành nghề, chế biến và dịch vụ nhỏ, thô sơ,…Các hộ kinh doanh được xem là đơn vị phân phối sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp đến người dân. Nhờ vậy mà hộ kinh doanh có lợi thế về tính linh hoạt, dễ dàng thay đổi mặt hàng hay chuyển hướng kinh doanh và cả địa điểm để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh khi cần thiết.

Vốn kinh doanh của hộ kinh doanh: Nguồn vốn của hộ kinh doanh thường là vốn tự có và tín dụng vay mượn từ bạn bè, người thân hoặc từ các tín dụng khác trong xã hội tới tư cách cá nhân. Hộ kinh doanh hướng hoạt động kinh doanh vào các lĩnh vực phục vụ đời sống nên dễ huy động được nguồn lực của xã hội, các nguồn vốn còn tiềm ẩn trong xã hội.

Về năng lực cạnh tranh: Thị trường kinh doanh của các hộ kinh doanh cũng khá lớn nhưng khả năng cạnh tranh của các hộ kinh doanh còn hạn chế, tính tự phát cao nên khi không có khả năng đầu tư để đổi mới dễ dẫn đến tụt hậu. Các hộ kinh doanh cũng gặp khó khăn khi thâm nhập thị trường, phân phối sản phẩm.

Về đội ngũ lao động, nhân lực: Hộ kinh doanh có số lượng lao động không nhiều (dưới 10 người), quy mô lao động nhỏ, trình độ tay nghề không yêu cầu cao. Lao động thủ công là chủ yếu,đội ngũ quản lý là cá nhân đại diện đăng ký kinh doanh còn thiếu trình độ, kỹ năng quản lý, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.

Năng lực quản lý điều hành: Khả năng quản trị của hộ kinh doanh còn yếu nhất là quản lý về tài chính do hoạt động kinh doanh là tạo thu nhập cho chính cá nhân đăng ký kinh doanh nên chưa tách bạch các nguồn vốn, doanh thu, thu nhập, ý thức chấp hành pháp luật và các quy định chưa cao. Khả năng liên kết của các hộ kinh doanh cũng còn hạn chế, họ không muốn chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh và khách hàng cho người khác. Các chủ đại diện hộ kinh doanh khó có thể được đánh giá là một nhà quản trị kinh doanh.

dac_diem_cua_ho_kinh_doanh_luanvan99
Đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh là gì?

Vai trò của hộ kinh doanh là gì?

Góp phần tăng trưởng chung cho nền kinh tế: Việc phát triển kinh tế tư nhân là nhân tố đảm bảo duy  trì tốc độ tăng trưởng GDP cao, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và tham gia vào việc giải quyết các vấn đề xã hội như tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo,…Ngoài ra, hộ kinh doanh cũng giúp gia tăng GDP và nguồn thu ngân sách nhà nước, là kênh đóng góp quan trọng trong việc kích thích cung -cầu tiêu dùng, lưu thông hàng hóa,...cũng như đóng góp vào công tác xã hội.

Khai thác và phát huy tốt các nguồn lực tại chỗ: Các hộ kinh doanh có mặt ở hầu hết các vùng, miền,địa phương đã có thể tận dụng  và khai thác tốt các nguồn lực tại chỗ, tận dụng triệt để các nguồn lực xã hội, có nhiều thuận lợi trong việc khai thác tiềm năng phong phú từ nhân dân. Hộ kinh doanh cũng sử dụng nguồn tài chính của dân cư trong vùng, nguyên liệu trong vùng để hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Phát triển gia tăng số lượng hộ kinh doanh và tạo được sự kích thích cho các hộ kinh doanh chuyển đổi mô hình doanh nghiệp sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo các khía cạnh vùng kinh tế, ngành kinh tế và thành phần kinh tế.

Tạo việc làm cho người lao động: Các hộ kinh doanh tạo công ăn việc làm cho người dân, thu hút một lực lượng lao động đáng kể giúp giải quyết vấn đề việc làm cho xã hội đặc biệt với  những công việc không yêu cầu trình độ chuyên môn hay tay nghề.

Hình thành và phát triển đội ngũ kinh doanh năng động: Các hộ kinh doanh luôn phải có tính linh hoạt cao trong quản lý và điều hành, dám nghĩ dám làm và chấp nhận mạo hiểm và khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh sẽ tác động đến hoạt động của từng hộ kinh doanh. Vì vậy, điều này sẽ tạo nên đội ngũ kinh doanh năng động, tạo ra một cơ cấu kinh tế năng động, linh hoạt với thị trường.

Góp phần vào phát triển đô thị: Phát triển hộ kinh doanh ở nông thôn cũng góp phần giảm bớt sự chênh lệch về đời sống giữa thành thị và nông thôn, thúc đẩy đô thị hóa các vùng nông thôn, hạn chế tình trạng dân nông thôn đổ về thành thị làm nảy sinh nhiều vấn đề xã  hội phức tạp.

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc: Lợi thế của các hộ kinh doanh là tiềm năng về kinh nghiệm quản lý, tổ chức sản xuất, bí quyết sản xuất truyền thống được tích lũy từ nhiều thế hệ cho phép phát huy những ngành nghề truyền thống tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu xã hội và xuất khẩu. Ngoài ra, các hộ kinh doanh kinh doanh các ngành nghề thủ công cũng góp phần duy trì và phát triển ngành nghề thủ công, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Bạn đang tìm kiếm tài liệu tham khảo cho đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế về đề tài pháp luật về hộ kinh doanh ở Việt Nam? Bạn cần sự trợ giúp trong quá trình thực hiện đề tài? Tham khảo dịch vụ viết thuê luận văn của Luận Văn 99 ngay bây giờ để nhận được sự hỗ trợ hiệu quả nhé!

Mặt hạn chế của loại hình hộ kinh doanh

Đầu tiên, sự xung đột về lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Tức là, khi lợi nhuận tăng cao thì lợi ích cá nhân được xem trọng thì lợi ích xã hội sẽ bị xem nhẹ.

Thứ hai, cơ sở của hộ kinh doanh có quy mô nhỏ, năng lực hạn chế với số vốn hoạt động thấp. Thiếu vốn để sản xuất và mở rộng là hiện tượng phổ biến gây cản trở đối với các hộ kinh doanh phát triển. Máy móc, thiết bị lạc hậu và trình độ lao động thấp nên khả năng lớn mạnh là không nhiều.

Thứ ba, các hộ kinh doanh hoạt động tự phát thể hiện qua việc không đăng ký kinh doanh, không đóng thuế. Ngài ra, các hộ kinh doanh kinh doanh không đúng ngành nghề đăng ký, vi phạm pháp luật về thuế, sản xuất gây ô nhiễm môi trường, không bảo đảm an toàn lao động và kinh doanh hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Thứ tư, thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng là trở ngại cho việc phát triển các hộ kinh doanh. Các hộ kinh doanh tiếp cận thị trường thế giới còn hạn chế, chủ yếu tập trung tại thị trường nội địa.

han_che_cua_ho_kinh_doanh_luanvan99
Hạn chế của loại hình hộ kinh doanh là gì?

Quản lý Nhà nước đối với hộ kinh doanh là gì?

Khái niệm quản lý Nhà nước đối với hộ kinh doanh

Quản lý Nhà nước đối với hộ kinh doanh là các phương thức tác động của Nhà nước đối với cá nhân, hộ gia đình kinh doanh dưới dạng mô hình kinh doanh thông qua hệ thống pháp luật, các quy định, cách thức, …để hộ kinh doanh hoạt động, thực hiện theo các mục tiêu về kinh tế - xã hội mà Nhà nước đề ra.

Nội dung quản lý Nhà nước đối với hộ kinh doanh

Xây dựng định hướng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển các hộ kinh doanh tại địa phương và trên cả nước: Cần xác định sứ mệnh, định hướng chiến lược, kế hoạch và chính sách để phát triển mô hình hộ kinh doanh trên cơ sở phân tích cơ hội và thách thức từ mô trường cũng như những tiềm năng, lợi thế của vùng lãnh thổ. Cần sắp xếp nguồn lực phù hợp để phát triển các hộ kinh doanh đảm bảo cân bằng hợp lý giữa các lĩnh vực kinh tế, và vùng lãnh thổ.

Xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về hộ kinh doanh: Nhà nước cần xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ gồm luật, nghị định, thông tư,…nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc để họ kinh doanh hoạt động và để Nhà nước giám sát, kiểm tra quá trình hoạt động của hộ kinh doanh.

Công tác quản lý, kiểm tra giám sát sau khi đăng ký kinh doanh: Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm nhằm phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật, những thiếu sót trong hoạt động sản xuất kinh doanh và các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của hộ kinh doanh và có các biện pháp xử lý, khắc phục thiếu sót để đảm bảo sự phát triển hợp lý.

Công tác tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước đối với hộ kinh doanh: Bộ máy quản lý Nhà nước với hộ kinh doanh phải được tổ chức thành hệ thống để tạo thành một chỉnh thể đồng bộ nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước và xây dựng bộ máy quản lý Nhà nước đối với hộ kinh doanh. Cần nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ và khắc phục tình trạng gây phiền hà, phân biệt đối xử với các hộ kinh doanh so với doanh nghiệp.

Phát triển số lượng hộ kinh doanh sẽ mang lại nhiều lợi ích cho xã hội và phát triển kinh tế nhưng cũng tiềm ẩn nhiều hạn chế. Do đó, cần có các chính sách hỗ trợ về vốn, tư vấn pháp luật và cung cấp các thông tin về thị trường và đầu tư để việc phát triển hộ kinh doanh được bền vững. Hy vọng rằng những kiến thức xoay quanh khái niệm hộ kinh doanh là gìLuận Văn 99 đề cập trong bài viết trên sẽ hữu ích dành cho bạn đọc.

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên (*)
Địa chỉ Email (*)
Số điện thoại (*)
 
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
THÔNG TIN LIÊN HỆ - LUẬN VĂN 99

DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU

- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0989-546-803

Email: dichvuluanvan99@gmail.com

Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín