viết thuê luận văn 99
DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN UY TÍN NHẤT
HOTLINE: 0989-546-803
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kế hoạch kinh doanh là gì? Cơ sở lý thuyết về kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh được xem là tài liệu kinh doanh quan trọng nhất của các doanh nghiệp. Không có một doanh nào có thể đưa ra các mục tiêu hoặc đảm bảo tài chính mà không cần một kế hoạch kinh doanh chỉn chu, cẩn thận. Một kế hoạch kinh doanh thuyết phục sẽ đem lại một kết quả đáng mong đợi. Để hiểu rõ hơn về khái niệm kế hoạch kinh doanh là gì, chúng ta cùng theo dõi bài viết sau cùng Luận Văn 99 nhé.

Kế hoạch kinh doanh là gì?

Trong môi trường ngày nay, một kế hoạch kinh doanh là tài liệu kinh doanh quan trọng nhất của doanh nghiệp (Abrams, 2003). Không có công ty nào có thể mong đợi để đưa ra các mục tiêu của mình hoặc để đảm bảo tài chính mà không cần một kế hoạch kinh doanh được chuẩn bị và trình bày tốt. Không có kế hoạch kinh doanh thuyết phục, sẽ không ai nghiêm túc xem xét ý tưởng kinh doanh của chúng ta. Kế hoạch kinh doanh là một lộ trình, kế hoạch cho phép doanh nghiệp phân tích hồ sơ và xu hướng trong quá khứ của ngành, nhìn về tương lai, phân bổ nguồn lực, tập trung vào các điểm chính và chuẩn bị cho những thách thức và cơ hội mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong tương lai (Finch, 2013). 

Kế hoạch kinh doanh không chỉ là một tài liệu gây quỹ mà còn vượt xa. Chúng rất quan trọng để điều hành doanh nghiệp, cho dù doanh nghiệp có cần đầu tư hay không (Finch, 2013). Một kế hoạch kinh doanh giúp bạn suy nghĩ tốt trước để có thể giảm thiểu mọi rủi ro mà doanh nghiệp dự đoán trong tương lai. Doanh nghiệp cần có kế hoạch để tối ưu hóa tăng trưởng và phát triển theo các mục tiêu ưu tiên.

Ở góc độ ra quyết định, kế hoạch kinh doanh được hiểu là một bảng tổng hợp các nội dung chứa trong các kế hoạch bộ phận, bao gồm: Kế hoạch tài chính, kế hoạch nhân sự, kế hoạch sản xuất, kế hoạch marketing… mà doanh nghiệp đã xác định, dự kiến và lên kế hoạch thực hiện trong tương lai. Nội dung kế hoạch kinh doanh nhằm mô tả, phân tích hiện trạng hoạt động bên trong cũng như bên ngoài của doanh nghiệp, dựa trên cơ sở đó doanh nghiệp có thể  đưa ra các nhận định cần thiết trong tương lai nhằm đạt được các mục tiêu, kế hoạch đề ra. Với các phân tích về nguồn lực của doanh nghiệp, về kế hoạch kinh doanh, đối thủ cạnh tranh và môi trường kinh doanh, đối thủ cạnh tranh, kế hoạch kinh doanh doanh nghiệp sẽ đưa ra chiến lược, kế hoạch thực hiện cùng các dự báo kết quả hoạt động trong khoảng thời gian kế hoạch. Hiểu một cách đơn giản nhất, kế hoạch kinh doanh là tập hợp những nội dung tổng thể và chi tiết được xây dựng theo các dự định dựa trên cơ sở nghiên cứu thị trường hoặc kinh nghiệm thực tế được sắp xếp theo hệ thống hoàn chỉnh xuyên suốt quá trình sản xuất kinh doanh.

ke_hoach_kinh_doanh_la_gi_luanvan99
Kế hoạch kinh doanh là gì?

Xem thêm:

Kho đề tài Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh MBA 2022-2023

Phân loại kế hoạch kinh doanh

Ở mỗi góc độ khác nhau, hệ thống kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành những bộ phận khác nhau, cụ thể:

Xét theo góc độ thời gian, có 3 loại:

  • Kế hoạch dài hạn: Thường là những kế hoạch có thời gian dài khoảng 10 năm, quá trình soạn lập dài hạn được đặc trưng bởi: Môi trường liên quan được hạn chế bởi thị trường mà doanh nghiệp đã tham gia, dự báo trên cơ sở ngoại suy từ quá khứ, nhấn mạnh về các ràng buộc tài chính và sử dụng rộng rãi các phương pháp kinh tế lượng để dự báo.
  • Kế hoạch trung hạn: Là việc cụ thể hóa những định hướng của kế hoạch dài hạn ra các khoảng thời gian ngắn hơn từ 3 đến 5 năm.
  • Kế hoạch ngắn hạn: Thường là các kế hoạch từng năm và các kế hoạch tiến độ, hành động thời gian dưới 1 năm như kế hoạch quý, kế hoạch tháng,…Kế hoạch ngắn hạn gồm các phương pháp cụ thể sử dụng nguồn lực của các doanh nghiệp cần thiết để đạt mục tiêu trung và dài hạn.

Theo góc độ nội dung, tính chất hoặc cấp độ của kế hoạch, có hai loại sau:

  • Kế hoạch chiến lược: Kế hoạch chiến lược được xây dựng bởi những nhà quản lý cấp cao nhằm xác định những mục tiêu tổng thể, định hướng tương lai của doanh nghiệp. Kế hoạch chiến lược được xây dựng cho khoảng thời gian từ 2-3 năm trở lên. Kế hoạch chiến lược thường là những kế hoạch thể hiện tầm nhìn xa về vị thế của doanh nghiệp trong tương lai, tác động đến mảng hoạt động lớn, liên quan đến toàn bộ tương lai của doanh nghiệp và chỉ ra những định hướng lớn cho phép doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đã đề ra. Kế hoạch chiến lược đề cập đến tính chất định hướng của kế hoạch và toàn bộ mục tiêu tổng thể phát triển doanh nghiệp. Kế hoạch chiến lược yêu cầu trách nhiệm rất cao, quy mô hoạt động rộng lớn của các nhà quản lý.
  • Kế hoạch tác nghiệp (chiến thuật): Mục tiêu của kế hoạch chiến lược là chi tiết, cụ thể hóa các hoạt động hàng năm, hàng quý, hàng tháng và hàng tuần, thậm chí cả kế hoạch nhân sự, kế hoạch tiến độ, kế hoạch hoạt động kinh doanh,…Đây là công cụ để chuyển các định hướng, mục tiêu của chiến lược thành các chương trình cụ thể cho từng bộ phận, lĩnh vực của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho mọi người trong tổ chức đều hiểu về các mục tiêu của tổ chức và xác định rõ trách nhiệm của họ liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu, tiến hành hoạt động để đạt được kết quả như dự kiến.

phan_loai_ke_hoach_kinh_doanh_luanvan99
Phân loại kế hoạch kinh doanh

Nội dung cơ bản trong kế hoạch kinh doanh

Giới thiệu: Sơ lược về nội dung trong bản kế hoạch để người đọc thấy được toàn bộ nội dung của bản kế hoạch sẽ được trình bày.

Miêu tả hoạt động kinh doanh: Trình bày về ngành kinh doanh và doanh nghiệp, trong đó nêu rõ các sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp đang hoặc dự định bán ra thị trường.

Phân tích thị trường: Các số liệu thực tế thể hiện trong phần này rất quan trọng trong việc chứng minh được ngành kinh doanh hoặc sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh, sẽ được thị trường đón nhận.Phần này xem xét đến quy mô và xu hướng thị trường để doanh nghiệp thấy được miếng bánh thị trường mà mình sẽ được chia cũng như xem xét các miếng bánh sẽ thay đổi như thế nào trong kinh doanh. Doanh nghiệp phải có kế hoạch xâm nhập thị trường, tìm chỗ đứng cho sản phẩm của mình bên cạnh các đối thủ khác.

Thị trường mục tiêu: Giới thiệu những phân khúc thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến. Nêu ra những tìm hiểu, kiến thức về khách hàng, những mong muốn, nhu cầu mà khách hàng đòi hỏi. Sản phẩm của công ty có đáp ứng với nhu cầu của thị trường hay không, tại sao lại như vậy?

Nghiên cứu phát triển: Cần nêu một cách cụ thể mục tiêu sản lượng, quy trình, kế hoạch và ngân sách cho khâu sản xuất. Mục tiêu sản lượng nói rõ về số lượng và chất lượng sản phẩm cần phải đạt được trong một khoảng thời gian cụ thể. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tổng  kết các yêu cầu để đưa ra bảng dự trù các loại chi phí sản xuất và vốn cần có cho phần này.

Cạnh tranh: Nhận định các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tương lai có thể mang đến những khó khăn, thử thách gì cho công ty. Phân tích các điểm tương đồng và khác biệt của doanh nghiệp về sản phẩm, dịch vụ so với những đối thủ cạnh tranh đó. Các điểm độc đáo của công ty để tạo sức mạnh cạnh tranh là gì? Những khác biệt nào cần thay đổi, hạn chế; những lợi thế, điểm đặc biệt nào công ty cần đẩy mạnh phát triển để tạo lợi thế cạnh tranh. Nêu lên những tài sản tri thức mà công ty hiện có. Chỉ ra những rào cản thị trường ngăn chặn sự xâm nhập của những công ty mới. Những yếu tố quan trọng để có khả năng tự sinh tồn, duy trì trong ngành.

Đánh giá rủi ro: Nhận dạng các rủi ro tiềm năng có thể đến từ các đối thủ cạnh tranh, sự yếu kém trong marketing, sự tiến bộ trong công nghệ. Nắm bắt tác động của những rủi ro này, đo lường tổn thất có thể xảy ra khi gặp những rủi ro. Lập các chiến lược, kế hoạch hạn chế rủi ro như: lưu trữ dự phòng nguyên vật liệu, sản phẩm; chuyển giao; hạn chế những tác động từ rủi ro có thể gây ra; dự phòng để né tránh các rủi ro có thể.

Sản xuất: Doanh nghiệp cần thiết kế kế hoạch sản xuất dựa vào nhiều thông tin từ việc phân tích thị trường, nghiên cứu sản phẩm và các vấn đề kỹ thuật chung. Doanh nghiệp cần dự báo được sự thay đổi của sản phẩm và nhu cầu về sản phẩm trên thị trường. Tùy thuộc vào tình hình kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ thiết kế chiến lược kinh doanh cho phù hợp.

Bán hàng và marketing: Các chiến lược và chiến thuật bán hàng sẽ được trình bày chi tiết trong phần này. Phương thức bán hàng là phần quan trọng liên quan đến kế hoạch lưu chuyển dòng tiền mặt của doanh nghiệp cũng như một phương tiện thu hút khách hàng. Các chương trình quảng cáo và khuyến mãi mà doanh nghiệp sẽ áp dụng cũng cần được nêu rõ.

Tổng quan về công nghệ: Mô tả vắn tắt về công nghệ và ứng dụng của nó trong việc làm ra các sản phẩm cuối cùng. Những ràng buộc chủ yếu từ công nghệ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình sản xuất một sản phẩm. Tính mới lạ của công nghệ mà công ty hiện đang sở hữu và tầm quan trọng của nó. Công nghệ mới có đem lại những lợi ích thiết thực cho công ty không? Quá trình cập nhật cải tiến công nghệ của công ty. Tình trạng hiện tại của công nghệ hiện đang ở giai đoạn nào? Hiện đang trong quá trình ý tưởng, sản phẩm mẫu hay sản phẩm hoàn thiện

Tổ chức quản lý và phát triển nguồn nhân lực: Trong phần này, cần nêu rõ các chính sách về nhân sự, quy chế lương, thưởng và chế độ đãi ngộ cho người lao động. Bên cạnh đó, cũng cần đề cập đến kế hoạch tuyển dụng cũng như ngân sách cho phần này.

Tài chính: Trong phần này cần xác định lượng vốn cần thiết và là giai đoạn thực hiện các hiệu chỉnh cần thiết cho các nội dung khác đã đề cập ở trên. Cần nêu cụ thể các nguồn lực sử dụng để đạt được mức doanh thu dự báo như: nhu cầu về thiết bị, tiện ích, lượng hàng tồn kho, các chi phí ban đầu,…và dự kiến thời điểm cần những nguồn lực đó. Các thông tin để viết phần này được tổng hợp từ các phần trên của kế hoạch kinh doanh và được quy ra giá trị tiền.

Quản lý rủi ro: Phân tích rủi ro giúp người lập kế hoạch kinh doanh xem xét các thay đổi của các thông tin đầu vào ảnh hưởng như thế nào đến kết quả dự kiến, từ đó làm cơ sở đề ra biện pháp phòng ngừa hoặc ra quyết định cần thiết và kịp thời trong trường hợp có sự thay đổi so với kế hoạch.

Kế hoạch thời gian: Kế hoạch về thời gian cần nêu rõ các cột mốc quan trọng trong bản kế hoạch kinh doanh. Nhờ vậy, bản kế hoạch kinh doanh dễ thực thi và có hiệu quả hơn khi thực hiện.

noi_dung_lap_ke_hoach_kinh_doanh_luanvan99
Nội dung cơ bản trong lập kế hoạch kinh doanh

Xem thêm:

Phân đoạn thị trường là gì? Phân loại và quy trình phân đoạn thị trường

Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh là gì?

Có lẽ bước quan trọng nhất trong việc khởi động bất kỳ liên doanh mới hoặc mở rộng một liên doanh hiện có là xây dựng kế hoạch kinh doanh (Barrow et al., 2001). Mặc dù kế hoạch kinh doanh có một số mục đích và đối tượng mục tiêu, hầu hết được tạo ra để tăng cường tài chính. Kế hoạch kinh doanh là tài liệu tối thiểu được yêu cầu bởi bất kỳ nguồn tài chính nào (Kuratko and Hodgetts, 2001). Ví dụ, hơn ba phần tư các nhà đầu tư thiên thần cần có kế hoạch kinh doanh trước khi họ xem xét đầu tư (Mason and Harrison, 1996). Do đó, kế hoạch kinh doanh là liên hệ đầu tiên - và có thể duy nhất - mà một nhà tài trợ tiềm năng có với doanh nhân (Shepherd and Douglas, 1999). Vì vậy, như Barrow et al. (2001) lưu ý rằng kế hoạch kinh doanh là vé vào cửa cho doanh nhân đầu tiên và thường chỉ có cơ hội gây ấn tượng với các nguồn tài chính tiềm năng bằng chất lượng của đề xuất. Vì vậy, vượt quá việc đọc kế hoạch kinh doanh ban đầu để xem xét đề xuất chi tiết hơn sẽ phụ thuộc vào chất lượng của kế hoạch kinh doanh được sử dụng để hỗ trợ đề xuất tài trợ. 

Lập kế hoạch cho biết phương hướng hoạt động, làm giảm sự tác động của những thay đổi, có tác dụng làm giảm tính bất ổn định của doanh nghiệp. Kế hoạch kinh doanh là công cụ đắc lực trong việc phối hợp nỗ lực của các thành viên trong doanh nghiệp, tránh được sự lãng phí và dư thừa. Lập kế hoạch thiết lập nên những tiêu chuẩn thuận tiện cho công tác kiểm tra.

Lập kế hoạch kinh doanh là một trong những công việc bắt buộc cho mọi doanh nghiệp, bao gồm cả các doanh nghiệp mới bắt đầu khởi nghiệp và các doanh nghiệp đang muốn phát triển, củng cố lại hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Bởi công việc kinh doanh luôn phát triển không ngừng theo thời gian và do đó kế hoạch kinh doanh cũng cần được xem xét và thiết lập lại để phù hợp với thực tiễn kinh doanh. Xem xét lại kế hoạch kinh doanh ban đầu doanh nghiệp sẽ nắm được mục tiêu nào đã hoàn thành, mục tiêu nào chưa hoàn thành, tiến độ thực hiện các mục tiêu cũng như có cần thay đổi gì không và doanh nghiệp sẽ nên phát triển theo phương hướng nào. Cách tốt nhất để xem xét một ý tưởng kinh doanh có khả thi hay không chính là viết ra một bản kế hoạch kinh doanh chỉn chu. Bằng cách này, nhà quản trị doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc.

Kế hoạch là một trong những công cụ quan trọng nhất đóng vai trò phối hợp nỗ lực của các thành viên trong một doanh nghiệp. Việc lập kế hoạch sẽ cho biết mục tiêu và cách thức đạt được mục tiêu đề ra của doanh nghiệp, khi tất cả nhân viên biết được doanh nghiệp mình sẽ đi theo hướng nào và họ cần đóng góp gì để đạt được mục tiêu đó thì họ sẽ phối hợp, hợp tác và làm việc cùng nhau một cách có tổ chức.

Lập kế hoạch có tác dụng làm giảm tính bất ổn định của doanh nghiệp hay tổ chức. Sự bất ổn và luôn thay đổi của môi trường khiến cho công tác lập kế hoạch trở thành tất yếu và rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp và nhà quản lý. Lập kế hoạch buộc những nhà quản lý nhìn về phía trước, dự đoán những thay đổi trong nội bộ và môi trường bên ngoài để đưa ra giải pháp thích hợp.

Lập kế hoạch giúp giảm được những sự chồng chéo và hoạt động làm lãng phí nguồn lực doanh nghiệp. Khi các mục tiêu đã được xác định, những phương thức tốt nhất được lựa chọn sẽ giúp sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả, cực tiểu hóa chi phí vì nó chủ động vào các hoạt động hiệu quả và phù hợp.

Lập kế hoạch sẽ đưa ra những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công tác kiểm tra đạt hiệu quả cao. Một kế hoạch cụ thể giúp xác định liệu doanh nghiệp có thực hiện được mục tiêu hay không và có thể đưa ra những biện pháp để điều chỉnh kịp thời khi có sai lệch.

tam_quan_trong_cua_lap_ke_hoach_kinh_doanh_luanvan99
Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh là gì?

Ý nghĩa của việc lập kế hoạch kinh doanh là gì?

Kế hoạch kinh doanh hiệu quả giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển: Mối quan hệ giữa kế hoạch kinh doanh và sự sống còn của tổ chức non trẻ có ý nghĩa dựa trên cả tính hợp lý kinh tế và lý thuyết thể chế. Từ quan điểm kinh tế, sự sống còn đại diện cho sự thành công của tổ chức. Từ một viễn cảnh thể chế, hoàn thành một kế hoạch kinh doanh mang lại doanh nhân non trẻ sự tăng tính hợp pháp, ngay cả trong trường hợp tổn thất kinh tế kéo dài. Hợp pháp hóa có thể là một yếu tố đặc biệt khác biệt hoặc kìm hãm hoặc hỗ trợ tăng trưởng của doanh nghiệp mới (Aldrich and Fiol, 1994). Nó có thể là một vấn đề của sự sống và cái chết cho tổ chức mới, như những nhà đầu tư có nhiều khả năng cung cấp tài nguyên cho các tổ chức nếu họ cảm thấy hấp dẫn, phù hợp, thích đáng, đặc biệt (Parsons, 1956) và ít có khả năng cung cấp tài nguyên, sự hỗ trợ cho tổ chức nếu họ không nhận thấy những điều đó (Suchman, 1995).

Khả năng sinh lời: Kế hoạch kinh doanh dựa trên tiền đề của các tác nhân kinh tế hợp lý. Từ quan điểm này, kế hoạch kinh doanh là một hoạt động hợp lý hỗ trợ chủ sở hữu của các doanh nghiệp mới kiếm được lợi nhuận lớn hơn thông qua tăng hiệu quả hoạt động và/hoặc tăng doanh số (Schwenk and Shredder, 1993). Sự thành công rõ ràng của mô hình kế hoạch kinh doanh được coi là bằng chứng cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đều nhận được giá trị đáng kể từ việc sản xuất các kế hoạch kinh doanh.

Khởi sự doanh nghiệp không phải vấn đề dễ dàng, đặc biệt trong thời kì tồn tại rất nhiều sự cạnh tranh hiện nay. Những vấn đề, khó khăn sẽ luôn xuất hiện và thử thách bạn không ngừng. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và lên kế hoạch chi tiết, việc khởi nghiệp kinh doanh rất dễ thất bại. Trên đây, Luận Văn 99 đã cùng bạn đọc tìm hiểu khái niệm kế hoạch kinh doanh là gì và những vấn đề xoay quanh khái niệm này. Hy vọng sẽ mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích.

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên (*)
Địa chỉ Email (*)
Số điện thoại (*)
 
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
THÔNG TIN LIÊN HỆ - LUẬN VĂN 99

DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU

- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0989-546-803

Email: dichvuluanvan99@gmail.com

Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín