viết thuê luận văn 99
DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN UY TÍN NHẤT
HOTLINE: 0989-546-803
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Năng lực cạnh tranh là gì? Lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Để xác định khả năng tồn tại trong kinh doanh của một doanh nghiệp trên thị trường, chúng ta cần biết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về năng lực cạnh tranh là gì và các yếu tố xác định năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp. Đừng bỏ lỡ nhé!

Năng lực cạnh tranh là gì?

Năng lực cạnh tranh (Tiếng anh: Competitiveness) là một thuật ngữ đang ngày càng được sử dụng phổ biến. Trên thế giới, thuật ngữ này đã được rất nhiều nhà kinh tế, nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách… quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, khái niệm năng lực cạnh tranh vẫn chưa được định nghĩa một cách thống nhất. Có thể nói, năng lực cạnh tranh là một thuật ngữ có tính đa chiều, nếu nghiên cứu theo những góc độ tiếp cận khác nhau sẽ dẫn đến những quan niệm khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản ta có thể xem xét năng lực cạnh tranh ở ba cấp độ:

  • Năng lực cạnh tranh quốc gia: Tức là khả năng của nước đó để đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao, xác định sự thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người trong một khoảng thời gian xác định. Các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia gồm: năng suất sử dụng nguồn lực con người, tài nguyên về nguồn vốn, năng suất xác định mức sống bền vững dựa trên mức lương, tỷ suất lợi nhuận từ vốn bỏ ra và tỷ suất lợi nhuận thu được từ tài nguyên thiên nhiên.
  • Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp: Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp được quyết định bởi việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong lẫn bên ngoài để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ thu hút người dùng nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh số và lợi nhuận cũng như cải tiến vị trí với các đối thủ khác. Các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gồm: chất lượng, khả năng cung ứng và mức độ chuyên môn hóa các yếu tố đầu vào như lao động, máy móc,…; Các ngành sản xuất và dịch vụ hỗ trợ; Yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ và vị trí của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh.
  • Năng lực cạnh tranh về sản phẩm và dịch vụ: Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ được quyết định bởi lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất so với đối thủ, được đo bằng thị phần cụ thể của sản phẩm trên thị trường.

nang_luc_canh_tranh_la_gi_luanvan99
Khái niệm năng lực cạnh tranh là gì?

Xem thêm:

➢ 20 Dạng đề tài Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh đạt kết quả cao

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?

Như đã đề cập ở phần trên, năng lực cạnh tranh sẽ được chia thành ba cấp độ. Tuy nhiên, ở bài viết này chúng ta chỉ tập trung tìm hiểu khái niệm năng lực cạnh tranh dưới góc độ cạnh tranh doanh nghiệp. Một số định nghĩa về năng lực cạnh tranh dưới góc độ này như sau:

Theo quan điểm của Michael Porter (1990), năng lực cạnh tranh đề cập đến khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm chất lượng và năng suất vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh. Đồng thời, doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh sẽ chiếm lĩnh được thị phần lớn hơn cũng như khả năng phát triển bền vững cho tổ chức và tạo ra thu nhập cao cho người lao động. Michael Porter cũng nhận định, năng suất lao động là thước đo duy nhất để đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Còn theo Aldington Report (1980), doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất hàng hóa, dịch vụ với chất lượng vượt trội với mức giá cả cạnh tranh hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong nước và quốc tế. Năng lực cạnh tranh sẽ mang lại lợi ích lâu dài và khả năng bảo đảm thu nhập cho chủ doanh nghiệp và người lao động. 

Quan điểm tổng hợp của Van duren, Martin và Westgren cũng nhận định năng lực cạnh tranh là khả năng tạo ra và duy trì lợi nhuận, thị phần trên các thị trường trong và ngoài nước. Họ cho rằng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được xác định dựa trên các chỉ số đánh giá năng lực bao gồm: năng suất lao động, chi phí đầu vào, tổng năng suất các yếu tố sản xuất, công nghệ, chi phí nghiên cứu và phát triển, chất lượng và tính khác biệt của sản phẩm.

Từ những quan điểm trên, ta có thể rút ra kết luận về khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng khai thác, huy động, quản lý và sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực giới hạn như nhân lực, vật lực, tài lực để tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn so với đối thủ cạnh tranh; đồng thời lợi dụng các điều kiện khách quan để tạo ra lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ, xác lập vị thế cạnh tranh trước các đối thủ và mở rộng mạng lưới tiêu thụ. Từ đó chiếm lĩnh thị phần lớn trên thị trường, tạo ra thu nhập và lợi nhuận cao đảm bảo cho sự tồn tại, tăng trưởng và phát triển bền vững của doanh nghiệp kể cả trong điều kiện môi trường kinh doanh thay đổi. 

nang_luc_canh_tranh_cua_doanh_nghiep_luanvan99
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?

Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?

Có rất nhiều tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, ở phần này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số chỉ tiêu chính, có ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Cụ thể:

Chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố liên quan trực tiếp đến toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Đối với người lao động, chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện thông qua trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng tay nghề, thể lực, tinh thần, ý thức trách nhiệm, thái độ làm việc… quyết định đến chất lượng sản phẩm. Đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp, chất lượng thể hiện qua trình độ tổ chức quản lý, điều hành công việc, khả năng phân tích và giải quyết vấn đề… quyết định đến hiệu quả công việc, khả năng giảm bớt chi phí và hạ giá thành sản phẩm đầu ra.

Năng lực tài chính

Năng lực tài chính thể hiện qua quy mô doanh nghiệp, cơ cấu tài sản, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, cơ cấu nguồn vốn… là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính sẵn có để đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh khi cần thiết. Phát huy hiệu quả hoạt động tài chính để doanh nghiệp phát huy được năng lực nội tại của mình. Doanh nghiệp có tiềm lực tài chính tốt và có khả năng phát huy tốt tiềm lực đó tất yếu sẽ thu được lợi nhuận cao, làm tăng thêm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

chi_tieu_danh_gia_nang_luc_canh_tranh_luanvan992
Chỉ tiêu năng lực tài chính

Mức độ tiếp cận và ứng dụng công nghệ hiện đại

Trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa và hội nhập như hiện nay, việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh là phương tiện đắc lực để doanh nghiệp cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường. Việc kịp thời nắm bắt thông tin, đầu tư, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất sẽ giúp sản phẩm của doanh nghiệp tăng cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường nội địa và xuất khẩu. Các tiêu chí đánh giá năng lực tiếp cận và ứng dụng công nghệ hiện đại bao gồm: Khả năng trang bị công nghệ mới, mức độ đáp ứng và hiệu quả của công nghệ trong sản xuất.

Hình ảnh thương hiệu

Để trở thành một doanh nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp cần có một thương hiệu mạnh. Tuy nhiên, để xây dựng một thương hiệu mạnh thì điều này là không dễ dàng và không phải doanh nghiệp nào cũng có thể làm được. Doanh nghiệp không những cần có sản phẩm chất lượng tốt mà còn phải đa dạng về mẫu mã, màu sắc, luôn cải tiến và nâng cao chất lượng để gây ấn tượng tốt và làm hài lòng khách hàng. Không những thế, sản phẩm còn phải mang nét đặc trưng văn hóa và đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường, tạo ra sự khác biệt so với các doanh nghiệp khác. Khi sản phẩm của doanh nghiệp đã đạt được những điều nêu trên, doanh nghiệp sẽ nhận được một lợi thế cạnh tranh rất mạnh mà các doanh nghiệp khác không thể nào bắt chước được.

Công tác nghiên cứu và phát triển

Công tác nghiên cứu và phát triển phản ánh quá trình đầu tư, nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như việc đa dạng hóa chủng loại, mẫu mã sản phẩm, tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 

chi_tieu_danh_gia_nang_luc_canh_tranh_luanvan991
Chỉ tiêu nghiên cứu và phát triển

Có thể bạn quan tâm:

Chiến lược cạnh tranh là gì? Các loại chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau và được chia ra làm hai nhóm cơ bản là các yếu tố bên trong doanh nghiệp và các yếu tố bên ngoài, cụ thể như sau:

Yếu tố bên trong doanh nghiệp

Trình độ tổ chức và quản lý doanh nghiệp

Tổ chức quản lý tốt trước tiên cần áp dụng các phương pháp quản lý hiện đại được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã ứng dụng thành công như: Phương pháp quản lý theo tình huống, quản lý theo hướng tiếp cận quá trình và hệ thống, quản lý theo chất lượng (ISO 9000, ISO 1400).

Bản thân doanh nghiệp phải chiêu mộ và đào tạo cán bộ quản lý cho mình, áp dụng các chính sách đãi ngộ, định hình triết lý dùng người, trao quyền,…để hấp dẫn người lao động.

Trình độ lao động trong doanh nghiệp

Nhân lực là nguồn lực quan trọng đảm bảo nguồn sáng tạo cho tổ chức. Trình độ nguồn nhân lực thể hiện ở trình độ quản lý của các lãnh đạo, trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên và tư tưởng văn hóa của các thành viên trong doanh nghiệp. Trình độ nguồn nhân lực cao sẽ tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng cao, thỏa mãn yêu cầu của khách hàng từ đó tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Nguồn vốn cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh. Khi có nguồn vốn dồi dào, nguồn vốn huy động nhanh và hợp lý thì doanh nghiệp sẽ có năng lực cạnh tranh cao. Khi nguồn vốn không dồi dào sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động sản xuất. Các doanh nghiệp cần có kế hoạch huy động nguồn vốn phù hợp và có chiến lược đa dạng hóa nguồn vốn cho mình.

Trình độ thiết bị, công nghệ

Thiết bị và công nghệ sản xuất cũng tác động lớn đến năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp. Theo đó, công nghệ phù hợp sẽ rút ngắn thời gian sản xuất, giảm thiểu tiêu hao năng lượng, tăng năng suất sản xuất, hạ giá thành,…tạo ra lợi thế cạnh tranh với sản phẩm của doanh nghiệp. Công nghệ cũng ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất, nâng cao trình độ cơ khí hóa, tự động hóa.

Năng lực Marketing

Năng lực marketing đề cập đến khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường, thực hiện chiến lược 4P (product, Place, Price, Promotion) trong hoạt động tiếp thị. Khả năng này ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến vấn đề xây dựng thương hiệu, xây dựng kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, khuyến mãi, nghiên cứu thị trường và chăm sóc khách hàng.

nhan_to_anh_huong_den_nang_luc_canh_tranh_cua_doanh_nghiep_luanvan99
Các yếu tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh là gì?

Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Môi trường vĩ mô

  • Yếu tố môi trường kinh tế: Nhóm yếu tố này bao gồm: Tổng sản phẩm quốc nội và tổng sản phẩm quốc dân, tỷ lệ lạm phát, lãi suất, thuế, biến động thị trường chứng khoán,….Chúng thu hút sự quan tâm của các nhà quản trị vì có ảnh hưởng quan trọng đến thách thức và ràng buộc nhưng cũng là nguồn khai thác các cơ hội cho doanh nghiệp.
  • Yếu tố về chính trị- pháp luật: Các doanh nghiệp cần tuân theo các quy định về pháp luật liên quan đến việc thuê lao động, hoạt động quảng cáo và bảo vệ môi trường,…Sự ổn định của hệ thống chính trị và luật pháp sẽ tạo ra môi trường hoạt động kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, đảm bảo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp khi tham gia cạnh tranh. Do đó, doanh nghiệp cần nắm bắt những quan điểm, ưu tiên, chương trình chi tiêu của chính phủ,…
  • Yếu tố về môi trường văn hóa: Các giá trị văn hóa xã hội quyết định nền tảng xã hội, sở thích và hành vi mua sắm của khách hàng. Sự thay đổi trong các giá trị này ảnh hưởng đến hiệu quả chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Dân số: Dân số là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các yếu tố khác của môi trường vĩ mô, những thay đổi của dân số tác động trực tiếp đế sự thay đổi của môi trường kinh tế-xã hội và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Yếu tố môi trường tự nhiên

  • Yếu tố về địa lý tự nhiên ảnh hưởng đến quyết định của doanh nghiệp. Các điều kiện tự nhiên là yếu tố đầu vào của nông nghiệp, du lịch, vận tải,…trong nhiều trường hợp sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Các điều kiện tự nhiên, thời tiết cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất,…
  • Môi trường công nghệ
  • Yếu tố môi trường công nghệ chứa cả cơ hội lẫn tiềm ẩn rủi ro cho doanh nghiệp. Thay đổi về công nghệ tác động đến chiều cao của rào cản nhập cuộc và định hình lại cấu trúc ngành. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ cũng tác động lên giá cả và chất lượng sản phẩm.

nhan_to_anh_huong_den_nang_luc_canh_tranh_cua_doanh_nghiep_luanvan991Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh là gì?

Vai trò của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?

Trong điều kiện hội nhập kinh tế thị trường hiện nay, nâng cao năng lực cạnh tranh vừa là yêu cầu quan trọng, cụ thể:

Nâng cao năng lực cạnh tranh giúp doanh nghiệp tồn tại 

Theo quy luật của cơ chế thị trường, cạnh tranh là để đào thải những lạc hậu và ứng dụng những tiến bộ để thúc đẩy phát triển sản phẩm,dịch vụ nhằm thỏa mãn người tiêu dùng. Cạnh tranh là một quy luật tất yếu không thể tránh khỏi. Nếu doanh nghiệp muốn có chỗ đứng vững vàng trên thị trường thì phải cạnh tranh gay gắt với nhau để chiếm thị phần, bán được hàng hóa, dịch vụ, họ phải tạo ra được những điều kiện thuận lợi để khiến khách hàng tin tưởng vào sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, yêu thích và sử dụng nó. Do đó, những doanh nghiệp nào tập trung vào nâng cao năng lực cạnh tranh của mình mới có thể tồn tại lâu dài trên thị trường.

Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển doanh nghiệp

Quy luật cạnh tranh là một yếu tố kích thích kinh doanh và là động lực phát triển sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ. Kết quả của cạnh tranh là những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả bị đào thải và các doanh nghiệp làm ăn tốt ngày càng lớn mạnh. Do vậy, muốn tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần phải phát huy mọi nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường vằng cách sản xuất và kinh doanh dịch vụ có chất lượng cao với mức giá phù hợp.

Nâng cao năng lực cạnh tranh để thực hiện mục tiêu đề ra

Mỗi doanh nghiệp đều có những mục tiêu nhất định theo từng giai đoạn phát triển. Cạnh tranh là con đường để doanh nghiệp đánh giá được khả năng và năng lực của mình và đánh giá các đối thủ khác để tìm ra những lỗ hổng trên thị trường và thực hiện mục tiêu cuối cùng của mình là tối đa hóa lợi nhuận thu được.

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về khái niệm năng lực cạnh tranh là gì và những kiến thức liên quan đến khái niệm này. Hy vọng bài viết này đã mang lại cho bạn nguồn tham khảo hữu ích. Đừng quên liên hệ với chúng tôi nếu như bạn gặp các vấn đề với bài luận của mình nhé!.

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên (*)
Địa chỉ Email (*)
Số điện thoại (*)
 
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
THÔNG TIN LIÊN HỆ - LUẬN VĂN 99

DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU

- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0989-546-803

Email: dichvuluanvan99@gmail.com

Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín