viết thuê luận văn 99
DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN UY TÍN NHẤT
HOTLINE: 0989-546-803
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Vòng đời sản phẩm (Product life cycle) là gì? 4 Giai đoạn vòng đời sản phẩm

Vòng đời của sản phẩm là một công cụ quan trọng đối với các nhà tiếp thị và các nhà quản lý nói chung. Chu kỳ này gồm 4 giai đoạn riêng lẻ trong vòng đời của sản phẩm và nhờ đó các nhà quản lý sẽ có những chiến lược cụ thể để tận dụng các giai đoạn đó cũng và thúc đẩy thành công chung của sản phẩm trên thị trường. Vậy vòng đời sản phẩm là gì? Hãy cùng Luận Văn 99 tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Vòng đời sản phẩm (Product life cycle) là gì?

Vòng đời của sản phẩm (Tiếng Anh: Product Life Cycle) hay chu kỳ sống của sản phẩm, là thuật ngữ đề cập đến quá trình biến đổi về doanh số và lợi nhuận của một sản phẩm từ khi nó được tung ra cho đến khi nó được rút khỏi thị trường. Vòng đời sản phẩm bao gồm 4 giai đoạn là: giới thiệu, tăng trưởng, chín muồi và suy thoái.

Vòng đời sản phẩm ảnh hưởng đến nhu cầu phát triển sản phẩm và khả năng thích ứng của sản phẩm trên thị trường. Các nhà sản xuất cần biết chính xác sản phẩm của mình đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ sống để có những chiến lược phù hợp.

vong_doi_san_pham_la_gi_luanvan99
Khái niệm vòng đời sản phẩm (Product life cycle)

Các giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm

Như đã đề cập ở trên, Vòng đời của một sản phẩm gồm 4 giai đoạn. Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về các giai đoạn này:

Giai đoạn giới thiệu

Trong giai đoạn giới thiệu sản phẩm là lúc một sản phẩm mới được phát hành. Lúc này, nhà sản xuất cần bỏ ra một khoản lớn chi phí để giới thiệu và quảng bá về sản phẩm. Cũng tại giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được phản ứng của khách hàng về sản phẩm mới và dự đoán về mức độ thành công của sản phẩm. Để thâm nhập vào thị trường, các công ty cần tổ chức một hệ thống tiêu thụ rộng khắp qua các khâu trung gian rồi mới đến người bán lẻ.

Khi mới đưa ra thị trường, giá của sản phẩm thường được định giá thấp hơn giá của các loại sản phẩm cùng loại để thu hút khách hàng nhằm mục đích tăng doanh số và lợi nhuận. Ngoài ra, nhà sản xuất cũng cần hoàn thiện hơn về sản phẩm để tạo niềm tin, chiếm cảm tình của khách hàng để tạo chỗ đứng trên thị trường. Việc định giá trong giai đoạn giới thiệu sản phẩm là một công việc khó khăn nhưng vô cùng quan trọng vì nó có thể giết chết sản phẩm, ảnh hưởng đến quá trình phát triển lâu dài của công ty.

Giai đoạn tăng trưởng

Ở giai đoạn tăng trưởng, sản phẩm đã chiếm được lòng tin của khách hàng và lượng hàng hóa bán ra ngày càng lớn khiến cho doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng cao, thị phần ngày càng phát triển.

Mục tiêu của giai đoạn này là xâm nhập vào những thị trường mới hay len lỏi vào những đoạn mới của thị trường đã có. Đồng thời, công ty cũng cần không ngừng củng cố và hoàn thiện chất lượng lẫn tính năng của sản phẩm.

Trong giai đoạn này, giá của sản phẩm có thể vẫn giữ nguyên như cũ và có thể áp dụng các biện pháp khuyến mãi nếu công ty đã đạt được doanh số và lợi nhuận cao bù đắp cho chi phí ở giai đoạn giới thiệu.

Đặc trưng của giai đoạn phát triển thể hiện qua danh số bán theo đơn vị sản phẩm ngày càng tăng và chiếm được sự quan tâm của khách hàng. Đến lúc này, công ty phải giảm giá sản phẩm dần để tiếp cận các phân khúc thị trường khác nhạy cảm về giá hơn để duy trì lợi nhuận và doanh số bán theo đơn vị sản phẩm và ngăn cản các đối thủ nhập cuộc.

Giai đoạn trưởng thành

Giai đoạn chín muồi hay còn gọi là giai đoạn bão hòa, tại giai đoạn này khối lượng hàng hóa bán ra đạt đạt đỉnh và không thể tăng cao được nữa. Hiện tượng ứ đọng ở các kênh phân phối bắt đầu xuất hiện và doanh thu giảm dần.

Lúc này, công ty cần hạ giá bán sản phẩm đến mức tối đa để đẩy mạnh việc tiêu thụ các hàng hóa còn ứ đọng và cải tiến chất lượng sản phẩm, bao bì hay nhãn hiệu để vực dậy uy tín của sản phẩm, tăng cường khâu quảng cáo và tiếp thị.

Vào giai đoạn chín muồi, tăng trưởng doanh số bán theo đơn vị sản phẩm bị chững lại và các đối thủ cạnh tranh đang tìm cách làm cho sản phẩm của họ trở nên khác biệt. Trong suốt giai đoạn, hầu như không có các khách hàng mới tiềm năng mà nhà sản xuất chỉ hướng đến những khách hàng trung thành. Người bán sẽ cung cấp những phiên bản khác nhau của sản phẩm để cố chiếm giữ một phân khúc thị trường được nhắm đến.

cac_giai_doan_vong_doi_san_pham_luanvan99
4 Giai đoạn vòng đời sản phẩm

Giai đoạn suy thoái 

Tại giai đoạn suy thoái, lượng hàng hóa bán ra giảm sút nghiêm trọng kéo theo doanh số, thị phần và lợi nhuận đều giảm mạnh. Lúc này, công ty cần ra quyết định ngừng sản xuất mặt hàng này và có kế hoạch tung ra các sản phẩm mới nếu thấy hàng hóa bị ứ đọng dù đã cải tiến, giảm giá và tăng cường cho hoạt động quảng cáo,…

Giai đoạn này thể hiện sự cạnh tranh rõ ràng nhất, tổng mức cầu cho sản phẩm giảm vì sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế hoặc vì sự bão hòa của thị trường. Doanh số bán hàng theo đơn vị sản phẩm tiếp tục giảm.

Bài viết cùng chuyên mục:

➢ Danh sách 30 mẫu đề tài Luận văn Marketing hay nhất [Update 2021]

Ví dụ về vòng đời sản phẩm

Để giúp bạn hiểu sâu hơn khái niệm vòng đời sản phẩm là gì và các giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một ví dụ về vòng đời sản phẩm  - Vòng đời sản phẩm iPhone của Apple.

Giai đoạn giới thiệu của một chiếc iPhone của Apple

Đây là giai đoạn mà một sản phẩm được giới thiệu ra thị trường. Thông thường, giá được giữ ở mức thấp nhất có thể để chiếm thị phần tối đa. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra trong trường hợp sản phẩm đại trà. Trong trường hợp của các sản phẩm cao cấp như iPhone của Apple, chiến lược này lại khác. Trong giai đoạn giới thiệu của vòng đời sản phẩm của Apple iPhone, giá được giữ ở mức cao để duy trì tính độc quyền của quyền sở hữu. Người dùng iPhone sẽ không thích tất cả mọi người đều sở hữu một chiếc iPhone, đó là lý do tại sao mức giá này được giữ nguyên để chỉ thu hút một bộ phận khách hàng cao cấp. Trong giai đoạn giới thiệu, chi phí quảng cáo, bán hàng & tiếp thị thường cao. Cùng với mức giá thấp, điều này dẫn đến khả năng sinh lời / lỗ âm của công ty. Để tổ chức các hội nghị Keynote, tạo các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị, Apple sẽ phải bỏ ra rất nhiều tiền. Và do đó trong giai đoạn giới thiệu của vòng đời sản phẩm iPhone, công ty không có lãi ngay từ ngày đầu tiên.

vi_du_ve_vong_doi_san_pham_luanvan99
Giai đoạn giới thiệu của một chiếc iPhone của Apple

Giai đoạn tăng trưởng của iPhone

Vào thời điểm một sản phẩm bước vào giai đoạn tăng trưởng, khách hàng đã bắt đầu xây dựng mối quan hệ nhất định đối với sản phẩm đó. Đây là thời điểm chất lượng sản phẩm được duy trì tốt để không phụ lòng khán giả. Liên quan đến tiếp thị, các công ty bắt đầu chi nhiều tiền hơn vào tiếp thị ngay bây giờ để vừa tiếp cận với nhiều đối tượng hơn cũng như trở thành thương hiệu được chú ý hàng đầu trong nhóm mục tiêu chính. Do sản phẩm, các bài đánh giá và các hoạt động tiếp thị, doanh số bán hàng dự kiến ​​sẽ tăng mạnh trong giai đoạn tăng trưởng.

Trong trường hợp của iPhone, mỗi lần ra mắt tiếp theo đều có thêm một số doanh số bán hàng và bổ sung vào tổng doanh số bán hàng. Ở đây, chúng ta đang xem xét iPhone một cách tổng thể, nhưng nếu chúng ta nghiên cứu sâu hơn, chúng ta sẽ nhận ra rằng mỗi mẫu iPhone đều ở một giai đoạn khác nhau trong vòng đời sản phẩm của những chiếc iPhone của Apple. Mẫu điện thoại iPhone đang trong giai đoạn tăng trưởng sẽ là phiên bản tiền nhiệm của mẫu điện thoại mới nhất, tức là iPhone 12, 11 và các biến thể của nó. Mẫu iPhone mới nhất sẽ gần nhất với sự giới thiệu, những  Mẫu điện thoại iPhone ở giữa gần với thời kỳ trưởng thành và những mẫu điện thoại iPhone cũ nhất sẽ nhất gần nhất với sự suy giảm.

Giai đoạn trưởng thành của iPhone

Trong giai đoạn này, tốc độ gia tăng doanh số bán hàng có thể giảm nhưng doanh số bán hàng chung vẫn được duy trì ở một mức độ nhất định. Bởi thời điểm này, nhiều sản phẩm cạnh tranh gia nhập thị trường. Một số trong số chúng có thể là sản phẩm thực sự tốt, trong khi một số trong số chúng sẽ là bản sao của sản phẩm của chính bạn. Hiện tại, thế hệ iPhone tầm trung như iPhone 11, X sẽ trong giai đoạn chín muồi khi doanh số đã ổn định ít nhiều.

vi_du_ve_vong_doi_san_pham_luanvan991
Giai đoạn trưởng thành của iPhone

Giai đoạn suy thoái của iPhone

Đến giai đoạn này, khách hàng không còn quan tâm đến các mẫu sản phẩm iPhone cũ (iPhone 6, 7) bởi vì họ không cung cấp gì mới so với các sản phẩm khác hiện đang trong giai đoạn giới thiệu hoặc tăng trưởng. Một sản phẩm trong giai đoạn suy thoái đã trở nên lỗi thời về mặt công nghệ. 

Trong trường hợp này, Apple thường sẽ “khai tử” các sản phẩm lỗi thời này và tung ra những sản phẩm iPhone mới để tiếp tục một vòng đời mới.

Xem thêm:

Marketing thương mại là gì? Tìm hiểu về Marketing thương mại

Ưu điểm và nhược điểm của vòng đời sản phẩm là gì?

Ưu điểm của vòng đời sản phẩm

Hiểu rõ về vòng đời của sản phẩm sẽ giúp nhà sản xuất có các chiến lược tiếp thị và phát triển sản phẩm phù hợp. Từ góc độ tiếp thị và phát triển kinh doanh, đây là một trong những lợi thế mạnh nhất của vòng đời sản phẩm. Đối với người tiêu dùng, vòng đời của sản phẩm nói chung có ý nghĩa tích cực trong việc thúc đẩy sự đổi mới, dẫn đến sản phẩm hiệu quả hơn.

Vòng đời của sản phẩm giúp bộ phận tiếp thị biết được thời điểm cần có những đổi mới trong sản phẩm. Trong giai đoạn chín muồi, các nhà sản xuất cần tận dụng để chiếm lĩnh thị trường. Ngoài ra, chu kỳ sản phẩm cũng cho nhà quản lý biết khi nào nên loại bỏ sản phẩm và mở đường cho những sản phẩm mới.

uu_diem_cua_vong_doi_san_pham_luanvan99
Ưu điểm và nhược điểm của vòng đời sản phẩm là gì?

Hạn chế của vòng đời sản phẩm 

Tất cả các sản phẩm đều tuân theo vòng đời của sản phẩm nhưng chu kỳ này thay đổi tùy thuộc vào các điều kiện khách quan trên thị trường. Vì vậy, nếu chỉ áp dụng vòng đời của sản phẩm một cách máy móc có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường, nhất là trong giai đoạn thị trường luôn biến động như hiện nay. Luôn có những sản phẩm bị loại bỏ khi bước vào giai đoạn suy giảm nhưng cũng có một số sản phẩm đã tận dụng giai đoạn này để cải tiến và trở nên phổ biến hơn, chiếm lĩnh thị trường. Không có những dấu hiệu cụ thể để nhà sản xuất nhận biết khi nào một sản phẩm chuyển tiếp từ giai đoạn này sang giai đoạn khác nên sẽ khó khăn trong việc dự báo và quản trị. Các quyết định mang tính chiến lược phải được sử dụng một cách thận trọng để mang lại kết quả mong đợi.

Vòng đời của sản phẩm mô tả vòng đời của một sản phẩm và không có mẫu số chung cho tất cả các ngành. Không phải sản phẩm nào cũng trải qua đầy đủ các giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm. Đây là một chu kỳ phức tạp, trong khi một số sản phẩm chỉ có vòng đời vài tháng hoặc vài năm trong khi các sản phẩm khác có thể đo được bằng thập kỷ hoặc thế kỷ.

Hiểu vòng đời sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp có phương hướng phát triển sản phẩm từ giai đoạn giới thiệu cho đến giai đoạn suy giảm. Tuy nhiên, cần sử dụng công cụ này một cách linh hoạt dựa trên các biến động của thị trường và thị hiếu của khách hàng chứ không nên áp dụng một cách cứng nhắc. Luận Văn 99 hy vọng những kiến thức liên quan đến khái niệm "vòng đời sản phẩm là gì” trên đây đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích.

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên (*)
Địa chỉ Email (*)
Số điện thoại (*)
 
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
THÔNG TIN LIÊN HỆ - LUẬN VĂN 99

DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU

- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0989-546-803

Email: dichvuluanvan99@gmail.com

Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín