viết thuê luận văn 99
DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN UY TÍN NHẤT
HOTLINE: 0989-546-803
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chỉ số CPI là gì? Tác động của chỉ số giá tiêu dùng CPI đến nền kinh tế

Chỉ số CPI hay còn được biết đến là chỉ số giá tiêu dùng là một chỉ số được sử dụng làm công cụ đo lường sự thay đổi giá do người dùng chỉ trả theo thời gian có các hàng hóa trong “giỏ hàng hóa”. Đây là một chỉ số quan trọng để đo lường lạm phát hoặc giảm phát. Vậy, chỉ số CPI là gì? Cách tính chỉ số giá tiêu dùng CPI như thế nào? Chúng ta cùng tìm lời giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhé!

Chỉ số CPI là gì?

Chỉ số giá tiêu dùng (Tiếng Anh: Consumer Price Index, viết tắt CPI) hay chỉ số đo lường lạm phát bán lẻ là một thước đo để kiểm tra mức giá bình quân gia quyền của một nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng như thực phẩm, nhà ở, quần áo, chăm sóc y tế, giáo dục, giao thông vận tải,… Chỉ số CPI đo lường những thay đổi trong sức mua của đồng tiền của một quốc gia và mức giá của một giỏ hàng hóa (1). Hay nói cách khác, CPI là thước đo sự thay đổi giá hiện hành theo thời gian so với một mốc thời gian gốc của giá của một giỏ hàng hóa và dịch vụ cố định các hộ gia đình phải trả. Trong đó, giỏ hàng hóa (basket of goods) là một tập hợp không đổi của hàng hóa và dịch vụ tổng hợp được sản xuất trong nền kinh tế mà giá cả được theo dõi theo thời gian. Giỏ hàng hóa được sử dụng để đo lường lạm phát theo thời gian, chẳng hạn như chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

Chỉ số giá tiêu dùng được tính bằng cách lấy sự thay đổi về giá của từng mặt hàng trong giỏ hàng hóa được xác định trước và tính giá trung bình cho chúng. Những thay đổi về chỉ số giá tiêu dùng được sử dụng để đánh giá những thay đổi về giá cả liên quan đến chi phí sinh hoạt.

Dữ liệu giá được thu thập định kỳ và do đó, CPI được sử dụng để xác định mức lạm phát, giảm phát trong nền kinh tế.

chi_so_cpi_la_gi_luanvan991
CPI là chỉ số gì?

Có thể bạn quan tâm

Giảm phát là gì? Nguyên nhân, hậu quả & giải pháp đối phó với lạm phát

Cách tính chỉ số CPI

Thu thập giá và tính CPI ở Việt Nam

Tại Việt Nam, giỏ hàng hóa bao gồm 396 mặt hàng và dịch vụ đại diện chuẩn của cả nước

Các mặt hàng và dịch vụ đại diện được chia thành 10 nhóm cấp 1; 34 nhóm cấp 2; 86 nhóm cấp 3; 75 nhóm cấp 4.

Thời gian thu thập giá và tính CPI: 

Giá hàng hóa và dịch vụ được thu thập định kỳ mỗi tháng 03 kỳ vào ngày 25 trước tháng báo cáo, ngày 5 tháng báo cáo, ngày 15 tháng báo cáo. CPI được tính cho từng tỉnh, thành phố, cho khu vực thành thị, nông thôn và cả nước.

Công thức tính chỉ số giá tiêu dùng CPI

Để tính chỉ số CPI, ta có công thức tổng quát:

CPI = (Chi phí của giỏ thị trường trong năm nhất định / chi phí của giỏ thị trường trong năm cơ sở) x 100

Cụ thể, để tính chỉ số CPI ta thực hiện theo 04 bước như sau:

Bước 1: Cố định giỏ hàng hóa

Tức là cần cố định và tổng kết giỏ hàng hóa của người tiêu dùng thông qua việc thống kê số lượng hàng hóa và dịch vụ mà họ sử dụng.

Bước 2: Xác định giá

Sau khi đã biết các sản phẩm có trong giỏ hàng hóa, cần xác định giá cả của các loại hàng hóa này. Giá cả tính theo giá cả chung trên thị trường tại thời điểm đó.

Bước 3: Tính chi phí mua giỏ hàng hóa

Sau khi đã xác định xong giá cả của từng loại hàng hóa, ta đem giá nhân với số lượng của từng loại và tiếp đó tính tổng chi phí của giỏ hàng hóa.

Bước 4: Tính chỉ số CPI cho các năm.

Công thức: CPIt = (Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kỳ t / Chi phí để mua giỏ hàng hóa kỳ cơ sở) x 100

Ngoài ra, ta cũng có công thức tính lạm phát theo CPI:

Chỉ số lạm phát = 100% x (CPI năm cần tính - CPI năm cơ sở) / CPI năm cơ sở

Ý nghĩa của chỉ số CPI là gì?

Chỉ số CPI phản ánh tương đối về xu thế, mức độ biến động giá cả bán lẻ hàng hóa - dịch vụ của các hộ gia đình nên nó thể hiện sự thay đổi về chi phí sinh hoạt theo thời gian. Nếu CPI tăng thì mức giá trung bình tăng và ngược lại.

Chỉ số CPI cũng là thước đo của lạm phát. Sự biến động của chỉ số này sẽ gây ra tình trạng lạm phát hoặc giảm phát. Nếu giá cả tăng đến mức không thể kiểm soát thì lạm phát sẽ trở thành siêu lạm phát, còn giá cả sụt giảm do sự sụt giảm về tổng cầu sẽ gây ra hiện tượng giảm phát từ đó dẫn đến suy thoái kinh tế và thất nghiệp.

Chỉ số giá tiêu dùng CPI thể hiện sự thay đổi về giá cả của nền kinh tế quốc gia đối với chính phủ và cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp, người lao động có thể đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp.

Thông qua tổng hợp về chỉ số CPI, Chính phủ sẽ đưa ra các điều chỉnh về giá cả để tránh tình trạng lạm phát. Chỉ số CPI cũng là cơ sở để thực hiện điều chỉnh về chi phí sinh hoạt và an sinh xã hội như các quyết định tăng lương của Chính phủ.

Chỉ số giá tiêu dùng CPI cũng được sử dụng rộng rãi để giúp các doanh nghiệp lập dự toán chi phí và ngân sách, trong khi các nhà đầu tư sử dụng thông tin để xác định lợi nhuận cần thiết và thông báo cho các quyết định đầu tư. 

chi_so_gia_tieu_dung_o_viet_nam_luanvan99
Chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam 2020

Hạn chế của chỉ số CPI là gì?

Mặc dù chỉ số CPI là một trong những chỉ số kinh tế quan trọng và được sử dụng rộng rãi, nhưng nó cũng có những hạn chế nhất định. Cụ thể như sau: 

Chỉ số CPI không thể hiện được độ lệch thay thế vì nó sử dụng giỏ hàng hóa cố định. Khi giá cả của một mặt hàng tăng nhanh hơn các mặt hàng khác thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng lựa chọn các mặt hàng có giá thành đỡ đắt đỏ hơn thay vì các mặt hàng quá đắt đỏ. Điều này kiến cho chỉ số CPI đã đánh giá cao hơn thực tế.

Chỉ số CPI không phản ánh sự xuất hiện của những hàng hóa mới vì giỏ hàng hóa cố định trong khi có hàng hóa mới xuất hiện thì một đơn vị tiền tệ có thể mua được các loại sản phẩm đa dạng hơn. CPI không thể hiện được sự gia tăng sức mua này của đồng tiền nên đánh giá mức giá cao hơn thực tiễn.

Chỉ số CPI không phản ánh được sự thay đổi của chất lượng hàng hóa vì nếu giá cả của hàng hóa tăng nhưng chất lượng cũng tăng tương ứng. Chất lượng hàng hóa dịch vụ nhìn chung đều có xu hướng tăng nên CPI đã phóng đại về mức giá.

Tác động của chỉ số CPI đến nền kinh tế

Giá cả hàng hóa của nền kinh tế giảm giá là một dấu hiệu tốt trong một chừng mực nào đó. Tuy nhiên, giảm phát là một hiện tượng không tốt đối với nền kinh tế vì nó sẽ dẫn đến việc giảm mức cầu của người tiêu dùng. Trong các trường hợp như vậy, nhà sản xuất phải giảm giá để bán được được hàng nhưng giá cả của các yếu tố đầu  vào có thể không giảm theo lượng tương ứng. Vì thế, biên độ lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng kéo theo việc giảm khả năng hoạt động từ đó dẫn tới tình trạng thất nghiệp.

Sự giảm giá các mặt hàng cũng là biểu hiện cụ thể của suy thoái kinh tế. Hàng hóa giảm giá mạnh có thể là tín hiệu ngầm về một tương lai không mấy sáng sủa nếu không nói là u tối cho nền kinh tế. Điều này sẽ gây ảnh hưởng dài hạn đến tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước.

Ngược lại, nếu giá cả tăng tới mức không thể kiểm soát thì lạm phát sẽ trở thành siêu lạm phát. Ví dụ, năm 2007 và những tháng đầu năm 2008, chỉ số CPI tăng cao, tác động bất lợi đến sản xuất, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của đại bộ phận nhân dân. Khi CPI tăng cao như thu nhập thực tế của người lao động không tăng tương xứng thì sẽ khiến đời sống của nhân dân không được cải thiện như mong muốn. Do đó, mặc dù tăng trưởng kinh tế tăng cao nhưng đa số người dân không để ý vì giá cả tăng liên tục đã ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân, đặc biệt là những người nghèo.

tac_dong_cua_chi_so_cpi_den_nen_kinh_te_luanvan99
Tác động của chỉ số CPI đến nền kinh tế

Chỉ số giá tiêu dùng CPI giá cao nhưng chất lượng sản phẩm, hàng hóa còn thấp chưa đủ sức để cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài cũng gây bất lợi cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ trong giai đoạn đất nước hội nhập toàn cầu.

Sự thay đổi về giá cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trưởng cũng tác động trực tiếp đến thị trường chứng khoán còn non trẻ ở nước ta, đặc biệt đối với chứng khoán có lãi suất cố định. Nếu giá cả tăng, các khoản lãi cố định sẽ có giá trị thực tế thấp hơn làm giảm mức sinh lợi của chứng khoán.

Lạm phát cũng ảnh hưởng đến các khoản tiền lương, trợ cấp, hưu trí vì chúng là các khoản tiền cố trả cố định. Những người này phải nhìn đồng tiền của họ dần “biến mất” vì sức mua bị giảm theo thời gian.

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về nội dung của chỉ số giá tiêu dùng CPI thông qua khái niệm chỉ số CPI là gì, ý nghĩa và cách tính toán chỉ số CPI cũng như những tác động của chỉ số này đến nền kinh tế. Hy vọng những thông tin mà Luận Văn 99 cung cấp đã mang lại cho các bạn nguồn tham khảo hữu ích. Đừng quên chia sẻ những kiến thức này đến nhiều người hơn nữa nhé.

ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên (*)
Địa chỉ Email (*)
Số điện thoại (*)
 
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
THÔNG TIN LIÊN HỆ - LUẬN VĂN 99

DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU

- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0989-546-803

Email: dichvuluanvan99@gmail.com

Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín