Một trong những điều tuyệt vời nhất của du lịch là tìm hiểu và hiểu về một nền văn hóa khác cũng như tìm hiểu thêm về hành tinh tuyệt vời của chúng ta. Trên thực tế, du lịch không chỉ mang lại cho du khách cái nhìn sâu sắc thực tế về bản sắc văn hóa và cuộc sống địa phương mà đồng thời cũng mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương. Bạn có thể đã nghe nói nhiều về du lịch có trách nhiệm, nhưng du lịch dựa vào cộng đồng là một khái niệm mới mẻ hơn nhiều. Trong bài viết này, chúng ta hãy xem xét kỹ hơn du lịch cộng đồng là gì và loại hình du lịch này có thể mang lại lợi ích như thế nào cho cả người dân địa phương và du khách cũng như làm thế nào để phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại Việt Nam. Cùng tìm hiểu nhé!
Du lịch cộng đồng (Tiếng Anh: Community Based Tourism) hay còn được biết đến với tên gọi là du lịch dựa vào cộng đồng đang được biết đến như một giải pháp của sự phát triển bền vững. Nguồn gốc thuật ngữ du lịch cộng đồng được cho là xuất phát từ hình thức du lịch làng bản từ những năm 1970. Du lịch dựa vào cộng đồng đã được hình thành và phát triển tại các quốc gia khu vực châu Phi, Mỹ La Tinh, châu Úc vào thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ XX.
Tùy theo góc nhìn và quan điểm nghiên cứu khác nhau, có rất nhiều quan điểm về khái niệm về du lịch cộng đồng được đưa ra trên thế giới và cả tại Việt Nam. Một số khái niệm nổi bật như sau:
Theo nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas (2009), du lịch dựa vào cộng đồng là loại hình du lịch mà sự phát triển và quản lý chủ yếu dựa vào nguồn lực là người dân địa phương. Đồng thời, lợi ích kinh tế có được từ hoạt động du lịch cộng đồng sẽ được giữ lại cho nền kinh tế địa phương.
Theo Responsible Ecological Social Tours Project (REST), du lịch cộng đồng là phương thức du lịch có tính đến tính bền vững về môi trường và văn hóa xã hội. Nó được quản lý và sở hữu bởi cộng đồng, vì cộng đồng, với mục đích tạo điều kiện cho du khách nâng cao nhận thức và tìm hiểu về cộng đồng và cách sống của địa phương.
Tại Việt Nam, một số định nghĩa nổi bật về khái niệm du lịch cộng đồng cụ thể như sau:
Theo Tiến sĩ Võ Quế, du lịch cộng đồng là phương thức phát triển du lịch mà trong đó cộng đồng dân cư địa phương sẽ đứng ra tổ chức và chịu trách nhiệm cung cấp các loại dịch vụ du lịch. Đồng thời chính họ cũng sẽ tham gia vào công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hóa địa phương. Hơn nữa, chính cộng đồng địa phương sẽ được hưởng các quyền lợi về cả vật chất và tinh thần từ việc phát triển du lịch và bảo tồn thiên nhiên.
Từ việc xem xét các khái niệm trên, ta có thể rút ra kết luận du lịch cộng đồng là hoạt động du lịch bền vững cho phép du khách kết nối chặt chẽ với cộng đồng địa phương mà họ đến thăm. Loại hình du lịch này dựa vào cộng đồng địa phương để mang lại cho du khách những trải nghiệm đa dạng về phong tục, tín ngưỡng, văn hóa và tương tác với cộng đồng địa phương. Từ đó giúp du khách có được cái nhìn sâu sắc về văn hóa và cuộc sống hàng ngày của họ. Cộng đồng sẽ trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch như khai thác, quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên và đồng thời, cộng đồng cũng sẽ được hưởng lợi từ hoạt động du lịch. Hay nói cách khác, lợi ích kinh tế của du lịch nằm trong cộng đồng của họ để từ những lợi ích đó sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ nghèo đói, cải thiện thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Khái niệm du lịch cộng đồng là gì?
Có thể bạn quan tâm:
➣ Du lịch sinh thái là gì? Tổng quan về du lịch sinh thái ở Việt Nam
➣ Kho đề tài luận văn thạc sĩ du lịch, khóa luận tốt nghiệp du lịch
Chúng ta sẽ cùng xem xét một số ví dụ về du lịch cộng đồng trên thế giới:
Tại Jamaica, cụ thể hơn là ở Vịnh Montego, trung tâm văn hóa Làng bản địa Rastafari luôn chào đón những du khách đến khám phá di sản thiên nhiên của Jamaica. Đến đây, du khách có cơ hội gặp gỡ các gia đình đích thực của văn hóa Rastafarian và được mời tham gia vào các hoạt động hàng ngày của họ: làm đồ thủ công mỹ nghệ, ẩm thực địa phương, nghề làm vườn truyền thống, âm nhạc và khiêu vũ, sử dụng thuốc thảo dược hữu cơ…
Hay trong Tour du lịch sa mạc Atacama (Chile) du khách sẽ ở lại với những người dân bản địa Lickan Antay ở giữa sa mạc. Thông qua các hoạt động văn hóa đích thực, du khách có được sự hiểu biết về truyền thống của tổ tiên Lickan Antay và mối liên hệ chặt chẽ của họ với thiên nhiên.
Dựa theo khái niệm của du lịch cộng đồng, ta có thể đưa ra một số nhận định về đặc điểm của loại hình du lịch này như sau:
Các loại hình du lịch dựa vào cộng đồng
Tại Luận Văn 99, chúng tôi hiện đang cung cấp các dịch vụ viết thuê tiểu luận, viết thuê luận văn, luận văn thạc sĩ áp dụng cho tất cả các chuyên ngành. Nếu như bạn đang gặp khó khăn với bài luận văn về du lịch, hãy tham khảo ngay DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN THUÊ của chúng tôi nhé! |
Du lịch cộng đồng mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương trên nhiều lĩnh vực đời sống, từ kinh tế, xã hội, môi trường đến bảo tồn văn hóa… Cụ thể:
Vai trò của du lịch cộng đồng là gì?
Khi phát triển du lịch cộng đồng, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Thực trạng du lịch dựa vào cộng đồng ở Việt Nam
Có thể nói, du lịch là một ngành chiến lược mà nhiều quốc gia đều chú trọng đầu tư và phát triển. Bởi du lịch đã và đang trở thành một phần tất yếu đối với cuộc sống của con người, du lịch mang lại lợi ích kinh tế, tạo công ăn việc làm và mang lại thu nhập cho người lao động, góp phần tăng ngân sách cho địa phương có tài nguyên du lịch và cho cả quốc gia. Không những thế, du lịch còn là một ngành có sự liên kết chặt chẽ với các ngành nghề, lĩnh vực khác. Chính vì thế, du lịch phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác. Chưa dừng lại ở đó, du lịch còn đóng vai trò là cầu nối văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới. Du lịch tạo ra khả năng giao lưu, học hỏi, hợp tác giữa các dân tộc, giữa các quốc gia. Từ đó giúp thu hẹp khoảng cách biên giới, đưa con người xích lại gần nhau hơn.
Ngày nay, nhu cầu thị hiếu của du khách đã được nâng cao hơn trong việc học hỏi và tìm hiểu thông tin về nhiều lĩnh vực trong khi đi du lịch, chẳng hạn như: Kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng, môi trường thiên nhiên, ẩm thực, người dân địa phương. Trách nhiệm của khách sạn tại điểm đến và các tác động đến môi trường là các vấn đề được du khách quan tâm hàng đầu. Bởi có như vậy, du khách mới có cơ hội được trải nghiệm tại các điểm du lịch nguyên sơ, độc đáo và không bị ô nhiễm làm cho chuyến đi của họ có ý nghĩa xã hội nhân văn hơn.
Từ số liệu thống kê của một cuộc khảo sát đã cho thấy, 60% du khách Mỹ sẵn sàng trả một mức phí cao hơn 5-7% cho các Tour du lịch bảo vệ văn hóa lịch sử của điểm đến. Du khách Anh, Úc sẵn sàng trả mức phí lên đến 1.500 USD / 2 lần nghỉ tại các khách sạn có chính sách bảo vệ môi trường địa phương. Và trong một nghiên cứu khác thực hiện tại Sapa, du khách quốc tế sẵn sàng chi trả mức phí tham quan gấp 4 - 5 lần nếu như số tiền ấy sẽ được sử dụng để phục vụ cho cộng đồng.
Nắm được xu hướng phát triển chung của du lịch cộng đồng trên thế giới, du lịch Việt Nam đã và đang nỗ lực phối hợp với các tổ chức quốc tế, chính quyền cộng đồng địa phương để xây dựng các mô hình du lịch cộng đồng ở những khu vực có tiềm năng. Ở Việt Nam, mô hình du lịch cộng động đã được nghiên cứu và đưa vào thử nghiệm từ những năm 2000, bước đầu mô hình đã thu hút được rất nhiều khách đến tham quan đặc biệt là khách quốc tế. Một số mô hình đã được ghi nhận và mang lại hiệu quả tốt. Kể đến như Du lịch cộng đồng tại Vườn Quốc gia Ba Bể, khu du lịch Vân Long, Suối Voi…
Trên đây là những kiến thức tổng quan về khái niệm du lịch cộng đồng là gì. Mong rằng bài viết này đã giải đáp các câu hỏi mà bạn đang tìm kiếm.
- VP Hà Nội: Tòa nhà Nam Đô, 609 Trương Định, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
- VP HCM: Tòa nhà Dali, 24C, Phan Đăng Lưu, P.6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0989-546-803
Email: dichvuluanvan99@gmail.com
Copyright © 2008 by LV99 - Top các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín